Bản đồ hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh chi tiết nhất
Nội dung chính
Bản đồ hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh chi tiết nhất
Dự án cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh là một trong những công trình giao thông quan trọng kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Dự án cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh có tổng chiều dài lên đến 121 km và được phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đã chính thức được triển khai với quy mô hơn 93 km.
Cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh có điểm đầu nằm tại nằm tại nút giao Cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 3, thuộc xã Chí Thảo (huyện Quảng Hòa, Cao Bằng).
Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư lên đến 14.167 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) do liên danh Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả và Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 568 làm nhà đầu tư.
Theo kế hoạch, tuyến cao tốc dự kiến sẽ thông tuyến vào năm 2025 và hoàn thiện toàn bộ dự án vào năm 2026.
Dưới đây là bản đồ hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh chi tiết nhất:
Lưu ý: bản đồ hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh chỉ mang tính chất tham khảo
Bản đồ hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh chi tiết nhất (Hình từ Internet)
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:
(1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
(3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Quản lý sử dụng đất hành lang an toàn tuyến cao tốc Đồng Đăng Trà Lĩnh ra sao?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Đường bộ 2024 quy định quản lý sử dụng đất an toàn hành lang an toàn đường bộ như sau:
(1) Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ;
- Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
(3) Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai và đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đường bộ 2024.
(4) Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây:
- Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề;
- Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ;
- Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ.
(5) Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều, Luật Thủy lợi, Luật Đường sắt, Luật Đất đai, Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch;
- Bảo đảm an toàn công trình đường bộ;
- Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy.