Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ

Nhà cấp 4 dưới 200 triệu chính là lựa chọn đáng cân nhắc do chi phí vừa phải, thi công nhanh, phù hợp với nhu cầu ở thực tế. Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ.

Nội dung chính

    Xây nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ có khả thi không?

    Việc xây một căn nhà cấp 4 với ngân sách dưới 200 triệu hoàn toàn khả thi, đặc biệt ở khu vực nông thôn hoặc vùng ven thành phố. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần tính toán rất kỹ từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu đến nhân công và nội thất.

    Để không vượt ngân sách, diện tích nhà nên gói gọn trong khoảng 40–60m², thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc nhà ống. Mặt bằng cơ bản gồm:

    + 1 phòng khách

    + 1–2 phòng ngủ

    + Khu bếp kết hợp phòng ăn

    + 1 nhà vệ sinh nhỏ gọn

    Không nên chọn kiểu nhà mái thái hoặc có trang trí phức tạp. Ưu tiên kiểu mái tôn dốc nhẹ, mái bằng giả bê tông và thiết kế vuông vức để dễ thi công. Kiến trúc càng đơn giản thì chi phí càng thấp.

    Chọn vật liệu xây dựng phổ thông, dễ mua, như:

    + Tường: gạch nung thông thường

    + Mái: tôn kẽm hoặc tôn lạnh

    + Nền: gạch men loại bình dân

    + Cửa: sắt hộp kết hợp kính

    + Trần: trần nhựa hoặc tấm thạch cao giá rẻ

    Thay vì thuê thầu trọn gói, có thể thuê nhân công theo ngày hoặc tự giám sát nếu có kinh nghiệm. Nếu có thợ quen trong gia đình hoặc bạn bè, chi phí có thể giảm đến 15–20%.

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ

    Nhà cấp 4 dưới 200 triệu chính là lựa chọn đáng cân nhắc do chi phí vừa phải, thi công nhanh, phù hợp với nhu cầu ở thực tế. Dưới đây là 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ:

    (1) Mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái tôn

    Với thiết kế đơn giản, thi công nhanh chóng, chi phí vật liệu tiết kiệm, những mẫu nhà mái tôn không chỉ đảm bảo công năng sử dụng mà còn đáp ứng tính thẩm mỹ, phù hợp với cả khu vực nông thôn lẫn thành thị. Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái tôn:

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻMẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái tôn (Hình từ Internet)

    (2) Mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái thái

    Với phần mái có độ dốc vừa phải, khả năng chống nóng và thoát nước tốt, nhà cấp 4 mái thái mang đến cảm giác mát mẻ, bền đẹp theo thời gian. Thiết kế này không chỉ phù hợp với gu thẩm mỹ truyền thống mà còn dễ dàng tùy biến theo nhu cầu sinh hoạt. Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái thái:

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻMẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái thái (Hình từ Internet)

    (3) Mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái bằng

    Với mức đầu tư dưới 200 triệu, vẫn có thể sở hữu một không gian sống tiện nghi, bố trí khoa học, dễ mở rộng trong tương lai. Ưu điểm lớn của mái bằng là độ bền cao, ít phải bảo trì và dễ dàng tận dụng phần mái cho các mục đích khác như trồng cây hay làm sân phơi. Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái bằng:

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻMẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ mái bằng (Hình từ Internet)

    (4) Mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ chữ L

    Thiết kế chữ L giúp phân chia không gian rõ ràng, tạo khoảng sân trước hoặc bên hông nhà lý tưởng để đỗ xe hoặc làm khu sinh hoạt ngoài trời. Đây là lựa chọn phù hợp với gia đình từ 3–4 người, đề cao sự thoáng đãng và tiện nghi. Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ chữ L:

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻMẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ chữ L (Hình từ Internet)

    (5) Mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ nông thôn

    Những mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu tại nông thôn thường được thiết kế đơn giản, ưu tiên vật liệu địa phương, dễ thi công và phù hợp với lối sống sinh hoạt truyền thống. 

    Dù ngân sách hạn chế, nhưng những mẫu nhà này vẫn có thể đáp ứng đầy đủ tiện nghi cho một cuộc sống thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ nông thôn:

    Top 5 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻMẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đẹp giá rẻ nông thôn (Hình từ Internet)

    Những yêu cầu trong thiết kế xây dựng

    Căn cứ tại Điều 79 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi  Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024) quy định về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng như sau:

    (1) Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng.

    (2) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.

    (3) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.

    (4) Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.

    (5) Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng 2014, trừ trường hợp quy định tại (7).

    (6) Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.

    (7) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

    - Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại trường hợp (3);

    - Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

    * Lưu ý: Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. 

    saved-content
    unsaved-content
    443