Nhập trạch là gì? Văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 mới nhất
Nội dung chính
Nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, dùng để báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc chuyển đến nhà mới và xin phép được cư trú, sinh sống yên ổn tại nơi ở mới.
Từ "nhập" nghĩa là vào, "trạch" nghĩa là nhà "nhập trạch" có thể hiểu đơn giản là vào nhà mới. Tuy nhiên, đây không chỉ là việc di chuyển đồ đạc, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Lễ nhập trạch thường được thực hiện theo ngày giờ tốt đã chọn trước theo phong thủy hoặc lịch âm, với hy vọng mang lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho gia đình tại nơi ở mới.
Nhập trạch là gì? Văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 mới nhất (Hình từ Internet)
Văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 mới nhất
Dưới đây là mẫu văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 mới nhất có thể tham khảo:
(1) Văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 (Văn khấn thần linh)
Văn khấn Thần Linh
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là...
Hôm nay là ngày... tháng... năm..., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị tôn thần, tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hóa
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, nhóm lửa kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại... và lập bát nhang thờ chư vị tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
(2) Văn khấn cúng lễ nhập trạch 2025 (Văn khấn gia tiên)
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ...
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là (đọc địa chỉ)... Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ... thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Khi pháp luật công nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ngoài việc thực hiện quyền của mình thì các tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ thực hiện quyền tự do này theo đúng pháp luật.
Theo Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nghĩa vụ thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tín, tôn giáo của Nhà nước, theo Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.