Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?

Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Cây bồ đề là gì? Tác dụng của cây bồ đề mang lại cho chúng ta là gì? Có nên trông cây bồ đề trước nhà không?

Nội dung chính

    Nguồn gốc của cây bồ đề? Cây bồ đề là cây gì?

    - Nguồn gốc cây bồ đề

    Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Cây bồ đề được xem là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”.

    Theo điển tích về Phật giáo, đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được giáo lý của Phật giáo.

    Cụ thể đức Phật đã ngồi thiền định dưới cây Bồ đề 49 ngày, sau đó đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để truyền bá giáo lý và hướng mọi người đi theo đạo Phật. Ngày nay, cây Bồ đề vẫn còn tồn tại và được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi trên thế giới. 

    Nhìn thấy hình ảnh bồ đề là người ta thấy được sự bình an và may mắn vậy nên các sản phẩm lá bồ đề rất được ưa chuộng hiện nay.

    - Đặc điểm của cây bồ đề

    Thân cây bồ đề: Cây có thân gỗ lớn, vỏ xù xì cùng với nhiều đốm vòng tròn trắng trên vỏ cây. Khi trưởng thành được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi thì có thể cao từ 20-25m, đường kính ước tính khoảng 1m. Cành khá dẻo dai, dễ dàng uốn cong tạo thành nhiều kiểu bonsai khác nhau. Tán lá rậm rạp, rễ cây ăn sâu vào trong đất với sức sống vô cùng mạnh mẽ.

    Lá cây bồ đề mọc đều và to, hình tim từ cuống lá đến mép lá, mọc đơn chiếc. Có màu đỏ nhạt khi non và xanh dần khi về già. Dài khoảng từ 20-25 cm, trên bề mặt có lông mịn, các gân lá hình chân chim lộ rõ, cuống lá dài 7-10cm, rộng khoảng 5-8cm.

    Hoa của cây bồ đề: Cây bồ đề

    có khả năng ra hoa, mọc theo chùm và có màu đỏ tía rất đặc trưng. Hoa dạng đơn tính, có hình cầu nhỏ. Hoa bắt đầu nở từ tháng 2 và kết thúc từ tháng 4 trước khi mùa hè kéo đến.

    Khi hoa bắt đầu tàn thì cũng là lúc quả bắt đầu hình thành. Quả bồ đề có hình tròn, kích thước bằng quả xoan, gần như không có cuống mọc chi chít sát vào nhánh cây. Quả bồ đề non thường có màu xanh lục, khi già có màu hồng và khi chín chuyển thành màu đỏ thẫm. Mùa thu hái quả bồ đề kéo dài khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.

    Cây bồ đề là một loại cây cổ thụ, thường sống rất lâu năm.

    Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?

    Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Có nên trồng cây bồ đề trước nhà? (Hình từ Internet)

    Tác dụng của cây bồ đề mang lại

    - Làm cây trang trí trong phong thuỷ, làm cảnh

    Với kích thước to lớn và đẹp mắt, tán lá to và rộng, cây bồ đề rất được ưa chuộng làm cây trang trí tại các cửa đền, chùa, bên cạnh nhà thờ, quán cà phê, vỉa hè, công viên, đường phố… Vừa làm cảnh tạo bóng mát, vừa hấp thụ các khí độc thải ra từ các phương tiện giao thông, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp.

    - Giúp làm sạch không khí

    Với tán lá vô cùng rậm rạp, cây bồ đề cung cấp cho môi trường một lượng oxy vô cùng lớn, giúp làm sạch không khí xung quanh nó. Ngoài ra, cây bồ đề còn hấp thụ CO2 và các chất có hại trong không khí, giúp cải thiện chất lượng sống tốt hơn.

    - Làm dược liệu chữa bệnh

    Cây bồ đề là một dược liệu quý trong tự nhiên và được con người sử dụng như một vị thuốc trong rất nhiều năm. Nhựa của cây bồ đề hay còn được Đông y gọi là An Tức Hương, khi khai thác, bên ngoài cục nhựa này có màu cam, mỏng dẹt, láng mịn như sáp. Khi đun nóng thì chúng chảy ra và có mùi thơm nhẹ nhàng như vani. Loại nhựa này được sử dụng để chữa trị các bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, giúp an thần, ổn định huyết áp,..

    Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?

    Nguồn gốc của cây bồ đề xuất phát từ đâu? Có nên trồng cây bồ đề trước nhà? (Hình từ Internet)

    Có nên trồng cây bồ đề trước nhà?

    Theo phong thuỷ, đây là loại cây tượng trưng cho cách sống ngay thẳng, sự giác ngộ, may mắn và tốt lành. Với ý nghĩa này, khi trồng cây bồ đề trong khuôn viên nhà, các thành viên trong gia đình sẽ hướng đến lối sống trong sáng, lành mạnh, tâm trí được bình an, nhờ đó công việc cũng dễ dàng, thuận lợi, đời sống an vui.

    Loài cây này được cho là có tác dụng giúp tẩy uế rất tốt, giúp không gian sống được trong lành hơn. Trồng cây bồ đề trước nhà hay trong vườn còn giúp gia đình bạn nhận được bóng mát, không khí trong lành.

    Cây bồ đề ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh do tán cây to, cho khoảng bóng mát rộng. Nếu nhà bạn nhỏ, có thể trồng bồ đề bonsai đặt trong sân. Thân cây mềm, có bộ rễ rủ rất đẹp, bạn có thể uốn nắn vào thế dễ dàng, tạo thành cây cảnh đẹp. Những chậu cây bonsai dành cho không gian nhà có diện tích nhỏ, giúp ngôi nhà trở lên sinh động và tươi mới hơn.

    Về ý nghĩa sức khỏe, bồ đề là một loại dược liệu quý chữa được rất nhiều bệnh và dùng trong nhiều bài thuốc. Theo một số tài liệu cổ xưa, nhựa cây bồ đề có tác dụng hành khí, an thần, khai khiếu, trừ tà khí, hoạt huyết và làm se miệng vết thương rất tốt. Do đó, nó được dùng trong điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, hôn mê, thổ tả, đau bụng…

    Xét về mặt kinh tế, gỗ cây bồ đề chất lượng rất tốt, thớ gỗ mềm mịn đều, ít bị cong vênh, độ bền cao. Có thể trồng cây để lấy gỗ sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ và các loại đồ gỗ gia dụng khác… Cùng với đó, gỗ bồ đề còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, tăm…

    Với những tác dụng mà cây bồ đề mang lại cùng những câu chuyện linh thiêng về Đức Phật, chúng ta có thể thấy loại cây này rất phù hợp để trồng trước nhà. 

    Tóm lại, nên trồng cây bồ đề trước nhà vì những lợi ích mà nó mang lại cho chúng ta từ phong thủy lẫn cuộc sống là rất nhiều. Tuy nhiên, vì cây có sức sống rất mãnh liệt, tán cây to và rộng nên nếu trồng trên chậu và tỉa tót thường xuyên để làm cảnh thì rất tốt. Nhưng nếu không gian sân phía trước nhà chật hẹp mà bạn muốn trồng lấy bóng mát thì cần cân nhắc.


    417
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ