Cây Bonsai là gì? Tết Ất Tỵ nên đặt cây Bonsai ở đâu?
Nội dung chính
Cây Bonsai là gì?
Bonsai trong tiếng Hán-Việt là bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu", hay còn được gọi một cách phổ biến là cây kiểng hay chậu cây kiểng. Đây là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ được trồng trong chậu cảnh.
Bonsai có nguồn gốc Trung Quốc, sau đó dần phổ biến sang Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Đông khác như Việt Nam. Đây một phương pháp tạo hình cây cảnh trong chậu được phát triển từ hàng nghìn năm trước. Sau khi được du nhập vào Nhật Bản, nghệ thuật này được cải tiến và phát triển thành hình thức Bonsai hiện đại ngày nay.
Ngoài việc là một loại cây cảnh để trưng bày và thưởng thức trong nhà, ngoài trời, thì cây Bonsai còn có những ý nghĩa sâu xa hơn rất nhiều.
Mỗi cây Bonsai đều mang ý nghĩa động viên con người phải sống mạnh mẽ, bền bỉ giống như cây Bonsai. Việc cắt, tỉa, uốn, nắn cây Bonsai còn khiến nội tâm kiên nhẫn hơn và khéo léo hơn.
Mỗi cây bonsai đều có hình dạng khác nhau, ẩn chứa một ý nghĩa tiềm tàng bên trong mà nghệ nhân Bonsai muốn biểu lộ thông qua dáng cây, gố rễ, cành lá, hoa... Việc chăm sóc cây Bonsai cũng mang lại cảm giác thư giãn, bình yên trong cuộc sống bộn bề.
Cây Bonsai là gì? Tết Ất Tỵ nên đặt cây Bonsai ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)
Tết Ất Tỵ nên đặt cây Bonsai ở đâu?
Trước khi tìm chỗ đặt cây bonsai Tết Ất Tỵ, cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Cần xem xét khí hậu địa phương, khí hậu các mùa trong năm. Điển hình như khi thời tiết mùa hè quá nóng hoặc mùa đông quá lạnh, có mưa phùn… Đây cũng là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc đặt cây Bonsai ở đâu cho hợp lý.
- Tiếp theo, cần xem xét loại Bonsai xem nó phù hợp để để trong nhà hay ngoài trời. Một số loài cây ưa ánh sáng không nên thể để chúng trong nhà và ngược lại.
- Tưới nước theo nhu cầu của cây. Đối với Bonsai đặt ngoài trời, khi mưa nhiều nên giảm lượng nước tưới và nếu nắng nóng, khô hạn thì nên tăng thêm lượng nước tưới phù hợp và ngược lại.
* Hướng dẫn về đặt cây Bonsai trong nhà và ngoài trời:
(1) Đặt cây Bonsai trong nhà
Các cây Bonsai đặt trong nhà thường là các loài cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, như Sanh hay Carmona. Đồng nghĩa với việc chúng cần độ ẩm tương đối cao.
Hầu hết các cây Bonsai trong nhà chỉ đặt được ở một nơi đó là cửa sổ hướng Nam, bởi dồi dào ánh nắng là tối quan trọng cho sự phát triển của cây. Khi được đặt chỉ cách cửa sổ vài bước là lượng ánh sáng đã giảm đáng kể, làm chậm sự phát triển và rốt cục sẽ làm chết cây Bonsai của bạn.
Nên đặt Bonsai trong nhà vào trong một khay ẩm, thoát khí, ở nơi có nhiệt độ ổn định trong ngày. Cụ thể:
- Ánh sáng: Nên duy trì việc đặt cây Bonsai trong nhà ở khu vực có nhiều ánh sáng nhất. Nếu không đủ ánh sáng, cây có thể sẽ yếu hơn theo thời gian và dần chết đi.
- Độ ẩm: Độ ẩm quan trọng không kém khi chăm sóc cây Bonsai trong nhà. Cần tăng độ ẩm cho cây bằng cách phun sương. Tuy nhiên tránh phun sương quá nhiều khiến cây dư thừa độ ẩm, dễ gặp sâu bệnh.
- Nhiệt độ: Chú ý nhiệt độ thơi tiết vì từng loại cây Bonsau sẽ có ngưỡng chịu nhiệt độ khác nhau.
(2) Đặt cây Bonsai ngoài trời
Chu kỳ năm là tối quan trọng đối với sự sinh trưởng của hầu hết các loài cây, trong đó có cả cây Bonsai.
Đặt cây Bonsai ngoài trời ở nơi có nhiều ánh sáng. Nếu mùa hè quá nóng, cần che bóng cho cây vào buổi trưa và chiều. Vào mùa đông, nếu quá lạnh thì cũng nên che gió và mưa phùn cho cây để tránh cây chết rét.
Trường hợp gia chủ đặt cây Bonsai ngoài trời thì cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Ánh sáng: Hầu hết các cây bonsai ngoài trời đều cần ánh sáng mặt trời ít nhất vài giờ/ngày. Đặc biệt là các cây lá kim nên được đặt dưới ánh nắng đầy đủ để cây khỏe mạnh.
- Độ ẩm: Tăng độ ẩm cho cây và những ngày hanh khô, nắng nóng bằng cách đặt vào khay ẩm chứa nước và phun sương 1 ngày vài lần.
- Tưới nước: Cần theo dõi lượng nước khi tưới, có thể tưới một lần/ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào thời tiết, loài cây và kích thước.
- Nhiệt độ: Cây ngoài trời chống chịu được với thời tiết rất tốt, tuy nhiên mùa đông nếu có sương giá thì cần bảo vệ cây bằng cách che phông, bạt...
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh trồng cây cảnh lâu năm cần những giấy tờ gì?
Quy định về hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh trồng cây cảnh lâu năm được quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Theo những quy định đó thì để đăng ký thành lập hộ kinh doanh trồng cây cảnh lâu năm thì phải chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.