Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 26/VBHN-BNNPTNT
Ngày ban hành 30/12/2022
Ngày có hiệu lực 30/12/2022
Loại văn bản Văn bản hợp nhất
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Phùng Đức Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ; CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ; BẢO ĐẢM AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN [1]; ĐĂNG KÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN; XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ ĐÁNH DẤU TÀU CÁ

Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[2]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.[3]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[4]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa, bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[5]; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.

2. Đăng kiểm tàu cá, tàu công vụ thủy sản[6] là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[7], thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu công vụ thủy sản[8], nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định.

3. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản[9] là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thân tàu, máy tàu, hệ động lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị xử lý, phân loại, chế biến, bảo quản sản phẩm lắp đặt trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản[10] với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

4. Đóng mới tàu cá, tàu công vụ thủy sản[11] là quá trình thực hiện thi công đóng tàu từ khi đặt sống chính (ky) hoặc bước thi công tương tự đến khi bàn giao đưa tàu vào khai thác.

5. Cải hoán tàu cá, tàu công vụ thủy sản[12] là việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu (thay đổi kích thước cơ bản, thay đổi máy chính, công dụng, vùng hoạt động của tàu).

6. Sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu công vụ thủy sản[13] là việc sửa chữa, thay thế nhằm đưa tàu trở về trạng thái kỹ thuật ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu.

7. Mẫu tàu cá truyền thống (mẫu dân gian) là mẫu tàu cá được sử dụng lâu năm ở địa phương, được xây dựng thành mẫu tàu cá dưới dạng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.

8. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản là việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản nhằm xác lập quyền sở hữu và nghĩa vụ của chủ tàu.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

Điều 4. Hạng đăng kiểm viên tàu cá

Đăng kiểm viên tàu cá được phân thành 03 hạng, như sau:

[...]