BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1291/TTr-BNN-TCTS
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011
|
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH KHU NEO ĐẬU
TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Nghị
quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của
Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản
số 4312/VPCP-KTN ngày 01 tháng 7 năm 2008; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã lập dự án Rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Quyết định số
288/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 đến nay đã thực hiện gần 5 năm rưỡi.
Trong quá trình
triển khai thực hiện, một số nội dung của Quy hoạch đã điều chỉnh theo Quyết định
số 288/2005/QĐ-TTg qua thực tế không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế xã hội của cả nước nói chung và Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến
năm 2020 (số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010), Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt
Nam đến năm 2020, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cụ thể là:
- Trong Quy hoạch
đã điều chỉnh chưa xác định đúng mức tầm quan trọng của biển, đảo trong việc
phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng, chưa chú trọng ưu
tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các khu neo đậu tránh trú bão tại các đảo và những
vùng có tần suất bão cao.
- Dự báo một số
yếu tố tác động đến quy hoạch chưa sát tình hình phát triển, như dự báo đội tàu
cá, dự báo về phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
v v… tác động đến công tác bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân,
công tác cứu hộ cứu nạn trên biển.
- Quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của một số địa phương có nhiều thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp
đến quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão. Một số vị trí điều chỉnh quy hoạch
theo Quyết định 288/QĐ-TTg chưa phù hợp với tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão,
khi thi công rất phức tạp, chi phí quá tốn kém, không thuận lợi trong việc đáp ứng
các nhu cầu dịch vụ hậu cần cho tàu cá, hoặc quy mô không đáp ứng cho số lượng
tàu cá thực tế vào neo đậu tránh trú bão.
B. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Điều chỉnh Quy
hoạch khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được lập
trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
- Luật Thủy sản số
17/2003/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Quyết định số
1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số
288/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020.
- Nghị quyết
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
C. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
I.
QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH
1. Quy hoạch khu
neo đậu tránh trú bão phải phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam
đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Các khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá được xây dựng thành một hệ thống, trên cơ sở lợi dụng
tối đa các địa điểm có điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần các ngư trường, vùng
biển có tần suất bão cao, phù hợp tập quán của ngư dân, đảm bảo an toàn cho người
và tàu cá, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, đồng thời kết hợp
với việc cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu cá ở những nơi có điều kiện.
3. Chú trọng xây
dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở hải đảo, nhất là những đảo tiền
tiêu của Tổ quốc, gắn với các chính sách khuyến khích phát triển đánh bắt hải sản
xa bờ, lồng ghép với việc thực hiện quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá và quy
hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch cơ sở hạ tầng an
ninh quốc phòng ở biển đảo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện
thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo đảm an
ninh, quốc phòng.
II.
MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Hoàn thiện hệ
thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ven biển, đảo, các cửa sông, cửa lạch
có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đáp ứng nhu cầu neo đậu tránh trú bão và dịch
vụ hậu cần cho tàu cá.
2. Tăng cường
thông tin liên lạc; phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển; tăng cường
trang thiết bị an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển; tuyên truyền hướng dẫn
các kiến thức cần thiết về an toàn và cứu nạn trên biển nhằm khắc phục và hạn
chế các thiệt hại do thiên tai, bão, lũ gây ra cho tàu cá, góp phần phát triển
kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư dân
vùng ven biển và hải đảo.
III.
PHẠM VI VÀ THỜI GIAN QUY HOẠCH
1. Hệ thống các
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được quy hoạch và xây dựng tại các tỉnh,
thành phố ven biển và một số đảo.
2. Thời gian quy
hoạch: đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
IV.
PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIÊU CHÍ XÂY DỰNG KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Căn cứ vào đặc
điểm tự nhiên, tập quán của ngư dân, hệ thống các khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá được phân loại theo các tiêu chí như sau:
1. Khu neo đậu
tránh trú bão cấp vùng, đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Gần ngư trường
trọng điểm, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh
nhất tàu cá vào tránh trú bão.
- Vùng biển có tần
suất bão cao.
- Có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão.
- Có khả năng
neo đậu được khoảng 800 - 1.000 tàu cá các loại trở lên (kể cả loại tàu có công
suất đến 1000 CV và tàu cá nước ngoài).
- Tránh những
khu vực nhạy cảm môi trường hoặc giữ khoảng cách hợp lý để không gây ảnh hưởng
hoặc tác động đáng kể đến các khu vực đó.
2. Khu neo đậu
tránh trú bão cấp tỉnh, thành phố, đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Gần ngư trường
truyền thống của địa phương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá
vào tránh trú bão.
- Có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, đảm bảo an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão.
- Đáp ứng cho
các loại tàu cá của địa phương neo đậu tránh trú bão.
- Tránh những
khu vực nhạy cảm môi trường hoặc giữ khoảng cách hợp lý để không gây ảnh hưởng
hoặc tác động đáng kể đến các khu vực đó.
V.
QUY HOẠCH HỆ THỐNG KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ ĐẾN NĂM 2020 (Có
phụ lục kèm theo)
1. Quy hoạch
theo tiêu chí
Đến năm 2020 có
131 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với năng lực đáp ứng chỗ neo đậu cho
84.200 tàu cá, gồm:
a) Tuyến bờ có
115 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với tổng năng lực đáp ứng neo đậu cho
75.650 tàu cá. Trong đó có 12 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, 103 khu neo đậu
tránh trú bão cấp tỉnh.
b) Tuyến đảo có
16 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với tổng năng lực đáp ứng neo đậu cho
8.550 tàu cá. Trong đó có 5 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, 11 khu neo đậu
tránh trú bão cấp tỉnh.
2. Quy hoạch
theo vùng biển
- Vùng biển vịnh
Bắc Bộ: có 35 khu neo đậu, trong đó có 32 khu neo đậu ven bờ và 03 khu neo đậu ở
đảo (Cô Tô - Thanh Lân, Cát Bà và Bạch Long Vỹ).
- Vùng biển miền
Trung: có 57 khu neo đậu, trong đó có 52 khu neo đậu ven bờ và 5 khu neo đậu ở
đảo (Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đá Tây, Phú Quý).
- Vùng biển Đông
Nam Bộ: có 23 khu neo đậu, trong đó có 21 khu neo đậu ven bờ và 2 khu neo đậu ở
đảo (Côn Đảo và Hòn Khoai).
- Vùng biển Tây
Nam Bộ: có 16 khu neo đậu, trong đó có 9 khu neo đậu ven bờ và 7 khu neo đậu ở
đảo (Nam Du, Hòn Tre và 5 khu ở Phú Quốc: An Thới, Mũi Gành Dầu, Vũng Trâu Nằm,
cửa Dương Đông, Cầu Sấu).
VI.
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Dự kiến năng lực
đáp ứng chỗ neo đậu tránh trú bão của các khu neo đậu ổn định như năm quy hoạch
2020.
Hình thành hệ thống
các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại với
những công trình hỗ trợ neo đậu tàu, công trình cập tàu, công trình dịch vụ hậu
cần gắn với khu neo đậu tàu; hệ thống thông tin liên lạc tại các khu neo đậu được
tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến
trong khu vực.
VII.
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Cơ chế, chính
sách
a) Nhà nước đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
b) Nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và các công
trình phục vụ sản xuất, kinh doanh gắn với khu neo đậu theo quy hoạch được phê
duyệt bằng các hình thức Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), Hợp đồng
xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO) hoặc liên doanh theo các quy định hiện
hành.
2. Về khoa học
công nghệ
a) Tiếp tục ứng
dụng khoa học công nghệ mới trong xây dựng và bảo trì các khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá.
b) Nghiên cứu
xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng
trong quản lý và hoạt động của hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong các hoạt động của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Bảo vệ môi
trường
a) Tập trung thực
hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý
rác thải, nước thải.
b) Hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá.
c) Tăng cường tuyên
truyền về bảo vệ môi trường cho cộng đồng ngư dân ngay tại khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá và bằng nhiều hình thức ngắn gọn, dễ hiểu.
d) Phân công cụ
thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng của địa phương
trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm
tra, kiểm soát, xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
4. Vốn đầu tư thực
hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân
sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trợ
từ nước ngoài.
Trong đó:
a) Ngân sách
trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chủ yếu: nạo vét luồng
lạch ra vào, nạo vét khu nước, xây dựng đê chắn sóng, kè chắn sóng, chắn cát,
trụ neo nối bờ, trụ neo độc lập, phao neo, hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống cấp
điện, hệ thống cấp nước ngọt, hệ thống thông tin liên lạc, kè bờ âu neo đậu, đê
bao khu đổ đất nạo vét, đường công vụ, nhà trú bão tạm thời cho ngư dân, các hạng
mục công trình giảm thiểu tác động môi trường.
b) Ngân sách địa
phương bố trí vốn hàng năm để thực hiện duy tu các hạng mục công trình hạ tầng
của khu neo đậu tránh trú bão và chi phí quản lý sau đầu tư.
c) Huy động vốn
của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các hạng mục công trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề cá theo quy hoạch.
d) Vốn nước
ngoài tập trung thực hiện đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão lớn; đầu
tư các thiết bị, công nghệ mới và hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý và bảo vệ
môi trường các khu neo đậu tránh trú bão.
5. Tổng nhu cầu
vốn đầu tư - phân kỳ đầu tư
a) Tổng nhu cầu
vốn đầu tư cho các dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020 là
11.230 tỷ đồng.
b) Phân kỳ đầu
tư
- Giai đoạn 2010
- 2015: 6.393 tỷ đồng.
Tập trung đầu tư
hoàn thành 17 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng là các dự án ưu
tiên và một số dự án khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh đang đầu tư xây dựng dở
dang.
- Giai đoạn 2016
- 2020: 4.837 tỷ đồng.
Đầu tư các công
trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá còn lại theo quy hoạch.
6. Tổ chức thực
hiện
6.1. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng
dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước; xây dựng và ban hành
tiêu chí lựa chọn, quy chế quản lý và sử dụng các khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá. Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
b) Phối hợp với
các địa phương ven biển để xác định vị trí cụ thể các khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá, đảm bảo đúng mục tiêu, tiêu chí, tránh dàn trải và xếp thứ tự để ưu
tiên đầu tư dứt điểm từng công trình.
c) Thẩm định,
phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, đảm bảo
đúng mục tiêu, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm về
các quyết định của mình.
d) Phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan, các địa phương ven biển tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
việc đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong từng giai
đoạn, đảm bảo thực hiện tốt quy hoạch này.
6.2. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
a) Thẩm định,
phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp
tỉnh, đảm bảo đúng mục tiêu, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và chịu
trách nhiệm về các quyết định của mình.
b) Tổ chức quản
lý, sử dụng các khu neo đậu tránh trú bão sau đầu tư, đảm bảo sử dụng lâu dài,
có hiệu quả.
c) Bố trí sử dụng
đất theo quy hoạch, cân đối bố trí vốn theo kế hoạch 5 năm, hàng năm trên cơ sở
tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng để thực hiện quy hoạch và kinh phí đảm bảo việc
duy tu, quản lý các công trình.
d) Tổ chức chỉ đạo
các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, thông báo vị trí, quy mô,
năng lực phục vụ của các khu neo đậu tránh trú bão và hướng dẫn điều động tàu
cá cho ngư dân tránh trú bão an toàn; huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh
tế đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ, phục vụ nghề cá tại các vị trí có
điều kiện, tăng hiệu quả sử dụng các khu neo đậu tránh trú bão.
6.3. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí vốn theo kế hoạch 5 năm
và hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng để thực hiện quy hoạch
này, bảo đảm tập trung, hoàn thành dứt điểm từng công trình.
D. HỒ SƠ QUY HOẠCH GỒM CÓ:
Tập I: Báo cáo
chính.
Tập II: Tập bản
đồ quy hoạch.
Tập III: Báo cáo
tóm tắt.
Tập IV: Phần phụ
lục.
Tập V: Báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược.
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TCTS, KTBVNL (03 bản).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|