BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
|
Số:
57/2008/TTLT-BTC-BCA
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 06
năm 2008
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Căn cứ Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010;
Liên Bộ Tài chính, Công an hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy như sau:
1. Đối tượng thực hiện Thông tư
này là các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, gồm:
- Nguồn Ngân sách nhà nước,
trong đó:
+ Nguồn trong nước (vốn đầu tư
xây dựng cơ bản và nguồn kinh phí sự nghiệp).
+ Nguồn ngoài nước (viện trợ,
tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước).
- Nguồn tài trợ của các tổ chức,
cá nhân trong nước và nguồn huy động hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy từ ngân sách Trung ương được bố trí trong
dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và hỗ trợ có mục
tiêu cho ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực
tiếp thực hiện các đề án của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma
túy.
Đối với các Bộ, cơ quan Trung
ương, ngoài kinh phí do ngân sách Trung ương bố trí để thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, các Bộ, cơ quan Trung ương cần kết hợp với
các nguồn kinh phí khác để triển khai, thực hiện Chương trình.
Đối với các địa phương, cùng với
nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương cho Ngân sách địa
phương để thực hiện Chương trình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định, huy động và lồng ghép với các nguồn kinh phí khác trên địa
bàn để triển khai, thực hiện tốt mục tiêu của chương trình trên địa bàn.
3. Việc lập, phân bổ, quyết định
giao dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy thực hiện theo quy định hiện hành về cơ chế
quản lý, điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đối với các đề án, dự án của
Chương trình được bố trí từ nguồn vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định hiện
hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với các đề án, dự án của Chương trình
sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì áp
dụng theo mức chi của nhà tài trợ quy định tại các thỏa thuận viện trợ, tài trợ
hoặc áp dụng theo mức chi do đại diện nhà tài trợ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ
quản đề án, dự án quy định.
Nội dung chi và mức chi kinh
phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy.
1. Chi cho các hoạt động thông
tin, tuyên truyền, bao gồm:
a) Chi giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông
tin đại chúng, gồm: các báo, đài phát thanh, đài truyền hình, thực hiện theo
hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng.
b) Chi tổ chức các buổi giao
lưu, các lớp giáo dục truyền thông, báo cáo, nói chuyện chuyên đề về công tác
phòng, chống ma túy; tổ chức các buổi họp báo để thông tin, tuyên truyền về
công tác phòng, chống ma túy, tình hình tội phạm về ma túy, công tác cai nghiện,
phục hồi, tác hại của ma túy v.v… Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ
công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông
tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.
c) Chi xây dựng, sản xuất, nhân
bản và phát hành các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, các tài liệu phục vụ hoạt
động truyền thông về phòng, chống ma túy. Mức chi thực hiện theo chế độ, định mức,
đơn giá của các ngành có công việc tương tự.
d) Chi hỗ trợ hoạt động của các
đội tuyên truyền lưu động về phòng, chống ma túy; tổ chức các cuộc mít tinh, diễu
hành, lễ ra quân mở các đợt cao điểm phòng, chống ma túy:
- Chi xây dựng kịch bản, ca
khúc, nội dung tuyên truyền. Mức chi tối đa không quá 500.000 đồng/chương
trình.
- Chi xăng, xe hoặc thuê phương
tiện, ảnh tư liệu và các hoạt động khác. Mức chi theo giá thị trường tại địa phương.
- Chi hỗ trợ những người trực tiếp
tham gia đội tuyên truyền lưu động. Mức chi 25.000 đồng/người/ngày.
e) Chi hỗ trợ hoạt động truyền
thông về phòng, chống ma túy tại xã, phường:
- Hỗ trợ tài liệu truyền thông.
- Truyền thanh tại xã, phường
(biên tập, phát thanh). Mức chi biên tập 50.000 đồng/trang 350 từ; phát thanh
15.000 đồng/lần.
- Làm mới, sửa chữa pa nô, áp
phích, khẩu hiệu. Mức chi theo giá thị trường tại địa phương.
g) Chi tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về công tác phòng, chống ma túy, gồm:
- Chi biên soạn đề thi và đáp án
thi (bao gồm cả biểu điểm). Mức chi từ 200.000 đồng đến tối đa không quá
500.000 đồng/cuộc thi (mỗi đề thi phải có tối thiểu từ 10 câu hỏi trở lên).
- Chi bồi dưỡng chấm thi, Ban
giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi. Mức chi tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày.
- Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ
chức cuộc thi. Mức chi tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
- Chi giải thưởng:
+ Cuộc thi tổ chức quy mô cấp
Trung ương: đối với tập thể, mức giải thưởng tối đa là 2.000.000 đồng/giải thưởng;
đối với cá nhân, mức giải thưởng tối đa là 1.000.000 đồng/giải thưởng.
+ Cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh:
đối với tập thể, mức giải thưởng tối đa là 1.000.000 đồng/giải thưởng; đối với
cá nhân, mức giải thưởng tối đa là 500.000 đồng/giải thưởng.
+ Cuộc thi tổ chức quy mô cấp cơ
sở: đối với tập thể, mức giải thưởng tối đa là 600.000 đồng/giải thưởng; đối với
cá nhân, mức giải thưởng tối đa là 400.000 đồng/giải thưởng.
Tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi
(cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì, tổ
chức cuộc thi căn cứ vào khung, mức chi trên để quyết định mức chi giải thưởng
cụ thể cho tập thể và cá nhân trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm
quyền giao.
- Chi tổng kết, báo cáo kết quả
cuộc thi. Mức chi đối với cấp trung ương là 500.000 đồng/báo cáo; đối với cấp tỉnh
là 300.000 đồng/báo cáo; đối với cấp huyện là 200.000 đồng/báo cáo và đối với cấp
xã là 100.000 đồng/báo cáo.
2. Chi hỗ trợ
các hoạt động đấu tranh với tội phạm về ma túy:
a) Chi các chuyên án, vụ án về
triệt xóa tụ điểm, tổ chức sử dụng, tàng trữ, mua bán, sản xuất, vận chuyển ma
túy. Mức chi do Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì chuyên án, vụ án
thực hiện. Căn cứ vào nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ dự toán kinh
phí hàng năm được phân bổ; căn cứ nội dung công việc, tính chất vụ án, quân số
tham gia, địa bàn triển khai và các chế độ, tiêu chuẩn, nội dung, định mức chi
theo quy định hiện hành do cấp có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao v.v… ban hành để triển khai, thực hiện và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình đối với việc chi tiêu của từng
chuyên án, vụ án.
b) Chi hỗ trợ mua sắm, sửa chữa
các trang, thiết bị, phương tiện kỹ thuật đặc chủng chuyên dùng của lực lượng
chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy. Căn cứ dự toán kinh phí Chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy được phân bổ, Thủ trưởng đơn vị chuyên
trách phòng chống ma túy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính căn cứ nhu
cầu cần sửa chữa, mua sắm bổ sung trang, thiết bị, phương tiện kỹ thuật đặc chủng
chuyên dùng; căn cứ chế độ, tiêu chuẩn trang bị, định mức trang bị để lập dự
toán kinh phí về mua sắm, sửa chữa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi
tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, trong phạm vi
kinh phí được phân bổ.
Đối với việc mua sắm trang, thiết
bị, phương tiện nhằm tăng cường năng lực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma
túy được Thủ tướng Chính phủ quyết định tại đề án 2 của Chương trình mục tiêu
quốc gia phòng, chống ma túy. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định hiện
hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
c) Chi hỗ trợ hoạt động nuôi, dạy
chó nghiệp vụ phòng, chống ma túy (mua giống, huấn luyện, nuôi dạy v.v…), thực
hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Chi cộng tác viên, người cung
cấp thông tin có giá trị phục vụ công tác đấu tranh với tội phạm về ma túy của
các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Bộ Tài chính. Nội dung và mức chi thực hiện theo các quy định của Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Tài chính về lĩnh vực này.
e) Chi hỗ trợ công tác giám định
các chất ma túy, gồm:
+ Chi hỗ trợ vật tư, hóa chất
tiêu hao phục vụ trực tiếp cho hoạt động giám định các chất ma túy. Mức chi thực
hiện theo định mức tiêu hao vật tư, hóa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chi hỗ trợ giám định viên thực
hiện giám định ngoài giờ hành chính theo quy định hiện hành. Mức chi thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban
đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
g) Chi bồi dưỡng cho lực lượng
chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy. Mức chi thực hiện theo các quy định
tại Quyết định số 41/2008/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng chuyên trách đấu tranh với tội phạm ma túy
thuộc các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn thực
hiện Quyết định nói trên của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Chi
nghiên cứu, thẩm định, triển khai ứng dụng, đánh giá các bài thuốc, phương pháp
y học trong điều trị, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy. Mức chi thực
hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự
án khoa học và công nghệ có sử dụng Ngân sách nhà nước và các chế độ hiện hành
của Nhà nước phù hợp với chuyên môn của ngành y tế.
4. Chi cai nghiện ma túy:
Ngoài nguồn kinh phí bố trí
trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa
phương cho công tác cai nghiện ma túy theo quy định hiện hành, kinh phí Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy hỗ trợ một số nội dung chi sau:
a) Hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa,
mua sắm trang, thiết bị, công cụ lao động phục vụ công tác chữa trị, cai nghiện
và học nghề cho đối tượng cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện, chữa bệnh; dạy
nghề cho các đối tượng cai nghiện. Mức hỗ trợ thực hiện theo từng dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chi hỗ
trợ công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng. Mức hỗ trợ, thực
hiện theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chi phòng, chống ma túy trong
trường học, bao gồm:
a) Chi xây dựng giáo trình, tài
liệu, học liệu, học cụ giáo dục phòng, chống ma túy ở tất cả các cấp học, bậc học.
Mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành về hướng dẫn nội dung chi, mức
chi biên soạn chương trình khung, giáo trình môn học.
b) Chi hoạt động tuyên truyền,
giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học, ở tất cả các cấp học, bậc học. Mức
chi thực hiện theo quy định tại điểm 1, mục II, Thông tư này.
6. Chi cho hoạt động quản lý và
kiểm soát tiền chất. Mức chi thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.
7. Chi hỗ trợ hoạt động xây dựng
xã, phường không có tội phạm và tệ nạn ma túy, câu lạc bộ sau cai nghiện, quản
lý, giúp đỡ, tạo việc làm cho người sau cai nghiện: tùy theo tình hình thực tế
tại các địa bàn trọng điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xác định địa bàn;
bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí của Chương trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy hàng năm được giao và từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện và quyết
định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng/năm/xã, phường;
8. Chỉ xóa bỏ việc trồng và tái
trồng trái phép cây có chất ma túy, phá bỏ cây có chất ma túy mọc hoang, bao gồm:
a) Chi thực hiện mô hình thực
nghiệm giống cây, giống con, giống mới cho năng suất cao, thích nghi với điều
kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng có khả năng nhân đại trà để thay thế cây
có chất ma túy. Mức chi thực hiện theo các quy định của cấp có thẩm quyền về thực
hiện mô hình thực nghiệm, nhân đại trà giống cây trồng, vật nuôi theo quy định
của pháp luật.
b) Chi hỗ trợ thực hiện chuyển đổi
giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào phá bỏ cây có chất ma túy, chuyển đổi hướng
sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/hộ/năm (không hỗ trợ cho những hộ
tái trồng cây chứa chất ma túy). Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định các mức hỗ trợ phù hợp với từng địa bàn và diện tích đã phá bỏ.
c) Chi cho các lực lượng trực tiếp
tham gia phá bỏ cây có chất ma túy mọc hoang hoặc trồng trái phép; căn cứ chi
tính theo số người, số ngày công thực tế tham gia phá bỏ cây có chất ma túy.
Trong đó, mức chi đối với lực lượng không hưởng lương từ Ngân sách nhà nước tối
đa không quá 150.000 đồng/ngày/người; đối với lực lượng hưởng lương từ Ngân
sách nhà nước, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC
ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày
11/6/2007 của Bộ Tài chính.
9. Chỉ thu thập số liệu, quản lý
hệ thống số liệu và xử lý thông tin; phân tích, đánh giá, thống kê số liệu về
tình hình tội phạm ma túy và hoạt động phòng, chống ma túy; hoạt động cai nghiện
và sau cai nghiện. Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý kinh
phí chi cho các cuộc điều tra và mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ,
thông tin.
10. Chi hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực phòng chống ma túy, gồm:
a) Chi hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm ở nước ngoài liên quan đến công tác phòng, chống ma túy do cấp có thẩm
quyền quyết định. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo các quy định tại Thông
tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác
phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân
sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
b) Chi hợp tác đào tạo, huấn luyện
nâng cao năng lực cho lực lượng phòng, chống ma túy của các nước bạn có chung
đường biên giới với Việt Nam. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo các quy định
tại Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ
chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức
các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày
11/6/2007 của Bộ Tài chính.
c) Chi xây dựng các hiệp định, bản
ghi nhớ, chi biên dịch tài liệu về phòng, chống ma túy. Mức chi như sau:
- Chi viết, biên soạn tài liệu:
50.000 đồng/trang 350 từ.
- Dịch từ tiếng Việt Nam sang tiếng
nước ngoài: 50.000 đồng/trang 350 từ.
- Dịch từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt Nam: 45.000 đồng/trang 350 từ.
- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: 70.000 đồng/trang 350 từ.
11. Chi hỗ trợ hoạt động truy tố,
xét xử tội phạm về ma túy đối với các vụ án điểm, trọng điểm, xét xử lưu động.
Mức chi do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với
Bộ Tài chính quy định.
12. Chi đào tạo, tập huấn, hội
nghị, hội thảo, gồm:
a) Chi đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy. Mức chi
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ
Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức Nhà nước.
b) Chi hội nghị, hội thảo, tập
huấn, sơ kết, tổng kết công tác phòng, chống ma túy. Nội dung và mức chi thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với
các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC
ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC
ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính.
13. Chi xây dựng, quản lý, điều
hành, chỉ đạo các đề án, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy, gồm:
a) Chi mua sắm, sửa chữa trang,
thiết bị, phương tiện, dụng cụ dùng cho các hoạt động chuyên môn của các đề án.
Nội dung chi, mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành về mua sắm, sửa chữa
trang, thiết bị, phương tiện.
b) Chi đảm bảo hoạt động của Ban
Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy; bộ phận giúp việc
và Tổ chuyên viên liên ngành giúp việc của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu
quốc gia phòng, chống ma túy, gồm:
- Chi thù lao cho Ban chủ nhiệm
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy. Mức chi cụ thể như sau:
+ Chủ nhiệm Chương trình. Mức
chi 300.000 đồng/tháng.
+ Phó Chủ nhiệm Chương trình. Mức
chi 250.000 đồng/tháng.
+ Thành viên Ban Chủ nhiệm
Chương trình, Thư ký Chương trình. Mức chi 200.000 đồng/người/tháng.
- Chi thù lao đối với các thành
viên bộ phận giúp việc và thành viên Tổ chuyên viên liên ngành giúp việc Ban Chủ
nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy. Mức chi 200.000 đồng/người/tháng.
- Chi hỗ trợ văn phòng phẩm; mua
sắm, sửa chữa máy móc, thiết bị văn phòng, phương tiện và hỗ trợ chi phí xăng
xe, bưu cước phí, thông tin liên lạc cho Ban Chủ nhiệm Chương trình, bộ phận
giúp việc và Tổ chuyên viên giúp việc của Ban Chủ nhiệm chương trình. Thủ trưởng
đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy căn cứ dự toán kinh phí hàng năm được phân bổ; căn cứ nội dung công việc
cần triển khai trong năm và các chế độ, tiêu chuẩn, nội dung, định mức chi theo
quy định hiện hành để xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
đúng các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước trước khi triển khai,
thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung chi tiêu này.
c) Chi nghiên cứu khoa học gắn với
nội dung chuyên môn từng đề án của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy, theo đề cương nghiên cứu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi
thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày
07/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng
và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có
sử dụng Ngân sách nhà nước.
d) Chi các cuộc điều tra, khảo
sát theo nội dung chuyên môn của từng đề án phục vụ công tác phòng, chống ma
túy (kể cả các cuộc điều tra, khảo sát về tình hình thực hiện các Công ước quốc
tế về kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã tham gia, ký kết), đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của
Ngân sách nhà nước.
e) Chi cộng tác viên, thuê mướn
chuyên gia trong nước, ngoài nước: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý đề án, dự
án căn cứ nhiệm vụ được giao; căn cứ mức độ cần thiết triển khai các hoạt động
nghiên cứu, đánh giá và khả năng kinh phí để quyết định việc thuê chuyên gia, cộng
tác viên. Mức chi thực hiện theo “Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm” thực
tế thỏa thuận với người nhận khoán theo yêu cầu về khối lượng công việc, nội
dung công việc và thời gian thực hiện.
g) Chi làm đêm, làm thêm giờ
theo quy định hiện hành. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm
giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
14. Chi khen thưởng:
a) Về danh hiệu thi đua, hình thức,
đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, thủ tục khen thưởng cho tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng, chống ma túy. Mức chi, nội dung chi
thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của
Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày
30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi
đua, khen thưởng.
b) Về nguồn kinh phí khen thưởng
cho các hoạt động phòng, chống ma túy: thực hiện theo các quy định tại Thông tư
số 73/2006/TT-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản
lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày
30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua,
khen thưởng.
c) Đối với việc thưởng bằng tiền
quy định tại tiết c, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 04/2003/NĐ-CP
ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định về khen thưởng đối với cá
nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống ma
túy: sử dụng từ Quỹ phòng, chống ma túy để triển khai, thực hiện theo đúng quy
định hiện hành.
15. Các khoản chi khác: Căn cứ
tình hình thực tế, công việc phát sinh, nguồn kinh phí đảm bảo, Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định hiện
hành của Nhà nước để quyết định mức chi cho phù hợp, đúng chế độ quy định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
III. LẬP DỰ
TOÁN, PHÂN BỔ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MA TÚY
Việc lập, phân bổ, quyết định
giao dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước. Ngoài ra,
Thông tư này hướng dẫn, bổ sung một số điểm sau:
1. Về lập dự
toán:
a) Hàng năm, vào thời gian lập dự
toán Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước,
các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương được giao nhiệm vụ tham gia, thực
hiện các hoạt động của các đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy lập dự toán ngân sách chi tiết của từng đề án có liên quan theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách
nhà nước, gửi cơ quan chủ trì đề án (quy định tại Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg
ngày 25/9/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), đồng gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch
và Đầu tư cùng cấp.
b) Cơ quan chủ trì đề án có
trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa
phương cùng với phần dự toán do cơ quan mình trực tiếp tham gia, thực hiện thuộc
phạm vi đề án do mình phụ trách, gửi cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống ma túy (Bộ Công an), đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
c) Cơ quan quản lý Chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ dự toán
kinh phí của Chương trình, theo từng đề án và từng cơ quan thực hiện đề án gửi
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/7 để tổng hợp vào dự toán
Ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Về phân bổ
và giao dự toán:
a) Căn cứ tổng mức dự toán kinh
phí của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy được cấp có thẩm quyền
thông báo, Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ trì đề án dự kiến phương án phân bổ kinh
phí của Chương trình cho từng đề án và chi tiết cho từng Bộ, cơ quan Trung ương
và các địa phương tham gia Chương trình, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm
vụ được giao.
Cơ quan quản lý Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tổng hợp kết quả phân bổ, gửi Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách nhà nước và phương
án phân bổ Ngân sách Trung ương trình Chính phủ, Quốc hội theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước.
b) Căn cứ dự toán ngân sách được
cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện đề án tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn
vị trực thuộc theo quy định hiện hành.
3. Về quản lý,
sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí của Chương trình:
a) Các nguồn kinh phí của Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy được quản lý, sử dụng và thanh, quyết
toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Luật Kế toán và các văn bản hướng
dẫn thực hiện các Luật này. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình
phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và thanh, quyết toán các nguồn
kinh phí của chương trình theo đúng quy định. Quyết toán kinh phí thực hiện đề
án, Chương trình được tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của từng Bộ,
cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện đề án, Chương trình.
b) Đối với một số hoạt động (nếu
có) của Chương trình do cơ quan, tổ chức thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng
với cơ quan chủ trì đề án thì chứng từ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan
chủ trì đề án, gồm:
- Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ
(kèm theo dự toán chi tiết được Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phê duyệt theo
quy định hiện hành).
- Biên bản nghiệm thu công việc.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Ủy nhiệm chi (hoặc phiếu chi);
các tài liệu có liên quan khác.
Các chứng từ chi tiêu cụ thể
khác do cơ quan trực tiếp thực hiện đề án lưu, giữ theo quy định hiện hành.
4. Chế độ báo
cáo:
a) Thủ trưởng các Bộ, cơ quan
Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện các đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma
túy có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tài chính, kết quả thực hiện các
đề án gửi cơ quan chủ trì đề án, theo định kỳ 6 tháng, hàng năm, đồng gửi Bộ
Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định hiện hành.
b) Cơ quan chủ trì đề án chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện
các đề án được phân công chủ trì, gửi cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống ma túy (Bộ Công an), đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
c) Bộ Công an – cơ quan quản lý
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy chịu trách nhiệm kiểm tra,
giám sát, tổng hợp số liệu, tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung của
Chương trình; tình hình quản lý, sử dụng kinh phí của Chương trình báo cáo Ban
chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy để báo cáo Ủy ban quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Ủy ban quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm có trách nhiệm
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư Liên bộ số 97/1999/TTLB-TC-CA
ngày 14/8/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cấp phát, quản lý sử dụng
kinh phí phòng chống ma túy.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Công an để xem xét, giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Lê Thế Tiệm
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|
Nơi nhận:
- VPTW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Sở: TC, LĐTB và XH; Kho bạc Nhà nước, Công an, Bộ chỉ huy Biên phòng cấp tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính, Bộ Công an;
- Lưu: VT Bộ Tài chính, Bộ Công an.
|
|