Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư liên tịch 21/TT-LB năm 1993 thi hành NĐ 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp, Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính hướng dẫn thực hiện xếp hạng doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 21/TT-LB
Ngày ban hành 17/06/1993
Ngày có hiệu lực 01/04/1993
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Hồ Tế,Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21/TT-LB

Hà Nội , ngày 17 tháng 6 năm 1993

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH SỐ 21/TT-LB NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 1993 THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 26/CP NGÀY 23/5/1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TẠM THỜI CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG MỚI TRONG DOANH NGHIỆP, LIÊN BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Mục đích yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp là:

- Xếp lương chức vụ đối với viên chức quản lý doanh nghiệp;

- Xác định mức phụ cấp chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trở xuống.

- Bố trí, sử dụng hợp lý viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở bảng lương quy định của Nhà nước.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các doanh nghiệp, dơn vị được cấp có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập và được cấp giấy phép hoạt động hoặc tạm thời hoạt động, gồm:

1. Doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về việc ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

2. Đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế.

3. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

III. NGUYÊN TẮC XẾP HẠNG

1. Việc xếp hạng của doanh nghiệp được xác định theo 2 nhóm chỉ tiêu: Mức độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh không phân biệt vị trí ngành kinh tế - kỹ thuật, loại hình sản xuất kinh doanh và cấp tổ chức.

2. Hạng của doanh nghiệp gồm một hạng đặc biệt và 4 hạng đánh số thứ tự từ I đến IV. Trong cùng một Bộ, ngành, địa phương không nhất thiết phải có đủ các hạng doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt không phải xây dựng chỉ tiêu xếp hạng. Bộ chủ quản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Doanh nghiệp xếp hạng I, Bộ chủ quản đề nghị, sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.

5. Các doanh nghiệp còn lại (từ hạng II trở xuống), do Bộ, ngành chủ quản hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, nếu cần thiết phải xếp hạng sẽ do Bộ chủ quản hướng dẫn, được vận dụng hạng của doanh nghiệp từ hạng 2 trở xuống và phải thấp hơn hạng của doanh nghiệp được xếp hạng. 6. Thời hạn để xem xét thay đổi hạng doanh nghiệp là 3 năm, việc phân cấp xem xét giải quyết theo quy định tại điểm 3, 4, 5 nêu trên.

IV. CHỈ TIÊU XẾP HẠNG

Chỉ tiêu xếp hạng (hạng I đến hạng IV) và tỷ trọng điểm của từng nhóm chỉ tiêu được quy định như sau:

1. Độ phức tạp quản lý chiếm 40%-45% tổng số điểm, trong đó gồm các chỉ tiêu cụ thể:

a. Vốn sản xuất kinh doanh: Chỉ tiêu này phải bảo đảm trọng điểm ít nhất là 20% tổng số điểm, được xác định theo 2 tiêu thức:

- Tổng số vốn được giao tính đến 31/12/1992, là số vốn hiện có thuộc nguồn ngân sách cấp và nguồn tự bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp chưa được Nhà nước giao vốn thì lấy theo số liệu quyết toán được duyệt của năm 1992.

- Tỷ trọng vốn tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

b. Trình độ công nghệ sản xuất được đánh giá theo 3 mức: Thủ công, cơ khí, nửa tự động; đối với kinh doanh là chủng loại mặt hàng kinh doanh.

c. Phạm vi hoạt động được chia thành 3 mức:

- Hẹp (hoạt động trong tỉnh, vùng).

[...]