Công văn 105/TANDTC-PC&QLKH năm 2016 về thi hành Luật bảo hiểm xã hội do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 105/TANDTC-PC&QLKH
Ngày ban hành 14/04/2016
Ngày có hiệu lực 14/04/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Sơn
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/TANDTC-PC&QLKH
V/v thi hành Luật bảo hiểm xã hội

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân các cấp;
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

 

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 (sau đây gọi là Luật bảo hiểm xã hội) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, trừ quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật bảo hiểm xã hội và pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao triển khai quán triệt trong cơ quan, đơn vị mình một số nội dung sau đây:

1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 của Bộ luật lao động năm 2012 thì: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thlao động với người sử dụng lao động. Như vậy, tranh chấp lao động bao gồm 02 loại: (1) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động, (2) tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động và chủ thể của tranh chấp lao động phải là các bên trong quan hệ lao động.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 200, Điểm d Khoản 1 Điều 201, Điểm c Khoản 1 Điều 203 của Bộ luật lao động năm 2012, Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động là tranh chấp lao động và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 205 của Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thvề quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.

3. “Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyn yêu cu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, khi thụ lý, giải quyết các yêu cầu về bảo hiểm xã hội, các Tòa án cần lưu ý:

- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn luật quy định mà Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tập thể về quyền. Trường hợp này, Tòa án thụ lý giải quyết và xác định đây là vụ án lao động.

- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và khởi kiện đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Tòa án thụ lý giải quyết và xác định đây là vụ án hành chính.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 và Khoản 2 Điều 20 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật này và Luật tố tụng hành chính đối với quyết định, hành vi hành chính của tchức bảo him xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có người khởi kiện đối với quyết định, hành vi hành chính của cơ quan bảo hiểm xã hội thì Tòa án thụ lý vụ án và xác định là vụ án hành chính.

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ án hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính năm 2010; kể từ ngày 01-7-2016 (ngày Luật tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực pháp luật) thực hiện theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

3. Về quyền của quan bảo hiểm xã hội đối vi hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động (trốn đóng bảo hiểm xã hội, chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội)

Theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo him xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 22 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền: Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Như vậy, ktừ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2016), Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện của Cơ quan Bảo hiểm xã hội đòi tiền bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động. Đối với những vụ án đã thụ lý trước ngày 01/01/2016 mà chưa giải quyết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khi kiện thực hiện các quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và Luật xử lý vi phạm hành chính.

Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao nhận được Công văn này cần tchức quán triệt trong cơ quan, đơn vị mình để bảo đảm thực hiện nghiêm túc và thống nhất.

 


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để báo cáo);
- Các Đ/c Phó Chánh án TANDTC (để phối h
p chỉ đạo);
- Các Đ/c Thẩm phán TANDTC;
- Lưu: VT (VP, Vụ PC và QLKH).

KT. CHÁNH ÁN
P
HÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Sơn

 

9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ