Thông tư liên bộ 17-TT-LB năm 1962 hướng dẫn cải tiến tổ chức cơ quan kiến trúc địa phương do Bộ Kiến Trúc- Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 17-TT-LB |
Ngày ban hành | 30/10/1963 |
Ngày có hiệu lực | 14/11/1963 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Kiến trúc,Bộ Nội vụ |
Người ký | Nguyễn Văn Ngọc,Bùi Quang Tạo |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
BỘ
NỘI VỤ-BỘ KIẾN TRÚC |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 17-TT-LB |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1963 |
HƯỚNG DẪN CẢI TIẾN TỔ CHỨC CƠ QUAN KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG
Kính gửi: |
Các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. |
Thi hành chủ trương cải tiến tổ chức, tinh giảm bộ máy giảm nhẹ biên chế các cơ quan Nhà nước của Đảng và Chính phủ; căn cứ tinh thần hội nghị tổ chức của ngành ngày 24-6-1963, liên bộ hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và phương hướng tổ chức bộ máy của sở, ty kiến trúc, nhằm giúp ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố chỉ đạo tốt công tác này.
I. XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ, TY KIẾN TRÚC
Sở, ty kiến trúc là cơ quan chuyên môn của ủy ban hành chính cùng cấp, chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của ủy ban hành chính và chịu sự lãnh đạo về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Kiến trúc. Sở, ty kiến trúc là cơ quan chỉ đạo kinh doanh, đồng thời là cơ quan sự nghiệp và khoa học kỹ thuật. Sở, ty kiến trúc có nhiệm vụ quản lý công tác kiến trúc và vật liệu xây dựng theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch thiết kế, thi công các công trình dân dụng công nghiệp và sự nghiệp công cộng; quản lý sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng mà bộ và ủy ban hành chính giao nhằm góp phần tăng cường cơ sở sản xuất và văn hóa của nhân dân.
Sở, ty kiến trúc có nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây:
1. Nghiên cứu và trình ủy ban hành chính phê chuẩn kế hoạch về thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và sự nghiệp công cộng, về kiến thiết cơ bản của sở, ty, về sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
2. Tiến hành khảo sát, thăm dò địa chất để phục vụ cho việc thiết kế và thi công các công trình.
3. Tổ chức và chỉ đạo công tác thiết kế và thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và sự nghiệp công cộng do bộ và ủy ban hành chính giao.
4. Tổ chức, chỉ đạo và quản lý việc sản xuất, phân phối vật liệu xây dựng nhằm bảo đảm cung cấp kịp thời cho nhu cầu xây dựng cơ bản như chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước quy định; có kế hoạch hướng dẫn các cơ sở tập thể, các hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy cách và kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu xây dựng của Nhà nước và nhân dân.
5. Thăm dò, điều tra phát hiện những nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên trong địa phương và có kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng những vật liệu đó.
6. Làm nhiệm vụ bên A đối với những công trình mà ủy ban hành chính và các ngành có công trình xây dựng ủy thác.
7. Sử dụng nhân lực, nguyên nhiên vật liệu, tài sản cố định, vốn lưu động theo đúng những quy định, thể lệ chính sách của Nhà nước trong phạm vi kế hoạch đã phê chuẩn.
8. Quản lý tổ chức, biên chế và công nhân, viên chức. Cụ thể:
- Sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật công nhân, viên chức theo như phân cấp của bộ và ủy ban hành chính;
- Đề nghị tuyển dụng, cho thôi việc đối với công nhân, viên chức theo thể lệ hiện hành và phân cấp quản lý của Chính phủ;
- Đề nghị tổ chức mới, giải tán các xí nghiệp, công trường nhằm bảo đảm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến tổ chức, cải tiến công tác và lề lối làm việc làm cho bộ máy gọn, nhẹ, mạnh, có hiệu suất cao.
9. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công nhân, viên chức. Cụ thể:
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sơ cấp kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân chuyên nghiệp;
- Nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hóa cho công nhân, viên chức;
- Tùy theo điều kiện của từng nơi, được bộ ủy nhiệm đào tạo trung cấp kỹ thuật tại chức.
10. Đẩy mạnh việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phổ biến và áp dụng rộng rãi kỹ thuật mới và công cụ cải tiến để nâng cao năng suất lao động bảo đảm hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ, TY KIẾN TRÚC
Tổ chức bộ máy của sở, ty kiến trúc cần theo đúng phương châm gọn, nhẹ, kiên quyết bỏ cấp trung gian không cần thiết, làm cho bộ máy có hiệu lực để phục vụ tốt cho sản xuất và xây dựng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công tác của ngành đồng thời làm cho nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện đầy đủ trong các sở, ty; đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của ủy ban hành chính và sự chỉ đạo thống nhất của bộ về kỹ thuật và nghiệp vụ. Do đó tổ chức sở, ty kiến trúc có thể tổ chức như sau:
- Thành phố Hà Nội, Hải Phòng vẫn giữ tổ chức sở kiến trúc;