Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 9-TC/TQĐ-1988 hướng dẫn chế độ nộp thuế hàng hoá đối với hàng nhập khẩu mậu dịch do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 9-TC/TQĐ
Ngày ban hành 27/02/1988
Ngày có hiệu lực 13/03/1988
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Tiêu
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 9-TC/TQĐ

Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 1988

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 9-TC/TQD NGÀY 27-2-1988 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ NỘP THUẾ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU MẬU DỊCH

Thực hiện Pháp lệnh ngày 17-11-1987 của Hội đồng Nhà nước bổ sung, sửa đổi một số điều trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá, Nghị định số 9-HĐBT ngày 30-1-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh trên. Sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại thương, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ nộp thuế hàng hoá đối với hàng nhập khẩu mậu dịch như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC NỘP THUẾ

1. Đối tượng chịu thuế

Tất cả hàng hoá do các tổ chức kinh tế được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam thuộc danh mục trong biểu thuế suất hàng nhập khẩu mậu dịch ban hành kèm theo Pháp lệnh ngày 17-11-1987 của Hội đồng Nhà nước đều phải chịu thuế hàng hoá hàng nhập khẩu mậu dịch (Biểu thuế suất chi tiết kèm theo).

Dưới đây Bộ Tài chính giải thích cụ thể một số danh mục các mặt hàng chịu thuế hàng hoá nhập khẩu mậu dịch đã quy định trong biểu thuế suất :

- Hàng bách hoá : bao gồm tất cả các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng (trừ những mặt hàng đã quy định trong mục VII biểu thuế hàng hoá) được gọi chung là hàng bách hoá như va li, đồng hồ, xà phòng, đường, xe đạp, phụ tùng xe đạp và phụ tùng xe máy...

- Văn hoá phẩm : bao gồm tất cả các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu văn hoá, nghệ thuật như các loại nhạc cụ, đĩa hát, băng nhạc, phim chiếu bóng, băng ghi hình, bưu ảnh, các loại lịch, các loại mỹ phẩm...

Đồ uống: bao gồm tất cả các sản phẩm dùng cho nhu cầu uống (trừ rượu,

bia đã quy định trong biểu thuế suất) như nước suối, nước ngọt, si rô đóng chai và đóng gói dưới dạng bột, nước hoa quả các loại ...

2. Đơn vị nộp thuế.

Các tổ chức kinh tế dưới đây khi có hàng nhập khẩu mậu dịch qua biên giới Việt Nam thuộc loại chịu thuế hàng hoá đều phải có nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước:

- Các Tổng công ty. Công ty xuất nhập khẩu do Bộ Ngoại thương quản lý.

- Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc các Bộ hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu được phép trực tiếp kinh doanh, xuất nhập khẩu với nước ngoài.

- Các Liên hiệp xí nghiệp hoặc xí nghiệp được phép trực tiếp xuất nhập khẩu với nước ngoài (kể cả xí nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam ).

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế làm gia công, nhận thầu cho nước ngoài được thanh toán tiền công và các chi phí khác bằng hàng hoá.

- Các tổ chức nước ngoài kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam .

- Các tổ chức kinh tế thực hiện hợp đồng, hợp tác kinh doanh với nước ngoài.

Trường hợp nhận hàng uỷ thác thì các tổ chức nhận uỷ thác chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho các tổ chức có hàng uỷ thác.

II. MIỄN, GIẢM THUẾ

1. Miễn thuế.

Bộ Tài chính xem xét và ra quyết định miễn thuế các trường hợp :

- Hàng nhập cho mục đích nghiên cứu khoa học của các trường, viện nghiên cứu mà kinh phí của các đơn vị này do ngân sách cấp phát.

- Hàng viện trợ nhân dân, nhân đạo của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và nhân dân các nước giúp đỡ nhân dân Việt Nam .

- Hàng hoá là nguyên liệu, vật liệu để gia công cho nước ngoài theo hợp đồng, giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với nước ngoài.

- Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua Việt Nam .

2. Giảm thuế.

[...]