NGÂN
HÀNG QUỐC GIA
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
7-PH/TT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 09 năm 1957
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC CẤT GIỮ, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN VÀ GIA CÔNG CHẾ BIẾN ĐỒ
BẰNG VÀNG BẠC
Để thi hành Sắc luật 001-SLt
ngày 19-4-1957 và thực hiện đầy đủ nghị định về quản lý vàng bạc số 631-TTg
ngày 13-12-1955 của Thủ tướng Chính phủ, nay Ngân hàng Quốc gia Việt Nam quy định
các thể lệ cụ thể thi hành trong phạm vi toàn quốc như sau:
I – MUA, BÁN
VÀNG BẠC.
Điều 1 - Mọi
người đều có quyền tự do cất giữ vàng bạc, không hạn chế số lượng nhiều hay ít.
Người nào muốn mua hoặc muốn bán
vàng bạc trong những trường hợp sau đây đều phải xin phép Ngân hàng Quốc gia hoặc
cơ quan được Ngân hàng Quốc gia ủy nhiệm tại địa phương mình ở:
- Mua hay bán vàng bất cứ loại
vàng gì và bất cứ số lượg nhiều hay ít ;
- Mua hay bán bạc bất cứ loại bạc
gì (trừ bạc hoa xòe được cấm lưu hành và tàng trữ ở miền xuôi), nếu số lượng
quá một lạng (lạng ta = 37 gr 5).
Điều 2 - Đối
với người mua cũng như người bán, sau khi Ngân hàng Quốc gia hoặc cơ quan được
Ngân hàn Quốc gia ủy nhiệm xét thấy lý do xin mua bán là chính đáng, cấp cho giấy
phép đến hiệu đã được phép kinh doanh vàng bạc để mua hoặc bán. Nếu không sử dụng
giấy phép, phải trả lại cho cơ quan cấp, không được chuyển nhượng cho người
khác.
Điều 3 - Đối
với các cửa hiệu hiện đang được phép mua, bán vàng bạc, chỉ được mua hay bán với
những người có giấy phép mua hay bán vàng bạc.
Giữa hai cửa hiệu vàng bạc, muốn
hay bán vàng bạc với nhau, cả hai bên đều phải đến xin phép Ngân hàng Quốc gia.
Điều 4 - Những
cơ quan, xí nghiệp Nhà nước có vàng bạc, không được cất giữ, phải nộp cho Ngân
hàng Quốc gia bảo quản hoặc bán cho Ngân hàng Quốc gia.
Cơ quan, xí nghịêp cần mua vàng bạc
để dùng vào khoa học, kỹ thuật, y học hay làm huân chương, kỷ niệm v.v... phải
có kế hoạch dự trù, được cấp trung ương cơ quan ấy duyệt và được Ngân hàng Quốc
gia xét và cung cấp.
Điều 5 – Người
cư trú trong tỉnh hoặc thành phố này không được san tỉnh hoặc thành phố khác
mua hay bán vàng bạc, trừ những trường hợp đặc biệt như sau:
- Trong tỉnh hoặc thị xã mình ở
không có các tổ chức được phép mua hay bán vàng bạc.
- Địa phương cư trú của mình tuy
thuộc tỉnh này, nhưng ở gần tỉnh lỵ của tỉnh bên cạnh.
Thì có thể xin Ngân hàng hoặc Ủy
ban Hành chính xã (trường hợp ở xa hay không có các tổ chức của Ngân hàng) xét
và cấp giấy giới thiệu đến Ngân hàng tỉnh khác để xin giấy phép mua hay bán
vàng bạc.
II – KINH
DOANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VÀNG BẠC
Điều 6 - Tất
cả những nghề nghịêp nào từ mua hay bán, sửa chữa cho đến gia công chế biến đồ
tư trang, đồ mỹ nghệ, đồ dùng bằng vàng bạc hoặc ít nhiều phải dùng đến vàng bạc,
như: hiệu vàng, bạc, hiệu trồng răng, hiệu mạ vàng bạc, hiệu làm vàng quý, đều
phải chịu sự quản lý của Ngân hàng Quốc gia.
Điều 7 – Các
hiệu trồng răng, hiệu mạ vàng bạc, hiệu làm vàng quý từ nay phải kê khai và mở
sổ sách theo thể lệ quản lý vàng bạc. Những cửa hiệu này không được trực tiếp
mua vàng bạc của khách hàng ; khi cần nguyên liệu vàng bạc dùng trong nghề thì
đến Ngân hàng xin phép, Ngân hàng xét và cấp giấy đến các cửa hiệu vàng bạc chỉ
định mà mua.
Điều 8 - Những
hoạt động kinh doanh của các hiệu vàng bạc, hiệu làm công sửa chữa và chế biến
vàng bạc, hiệu mạ vàng bạc và hiệu làm vàng quý đều phải có chương trình kế hoạch
hàng tháng, hàng quý, nộp Ngân hàng Quốc gia.
Người đăng ký kinh doanh phải chịu
mọi trách nhiệm về việc thực hiện thể lệ quản lý kinh doanh của Nhà nước. Khi
không hoạt động nữa thì phải nộp giấy đăng ký cho Ngân hàng đã cấp và không được
chuyển nhượng cho người khác bất cứ dưới hình thức nào, mặc dù người ấy là thân
thuộc.
Điều 9 – Các
cửa hiệu vàng bạc, sửa chữa, gia công chế biến đồ tư trang, đồ mỹ nghệ hoặc đồ
dùng bằng vàng bạc đều phải chịu trách nhiệm với khách hàng của mình về trọng
lượng và chất lượng của món hàng đã bán hoặc sửa chữa gia công chế biến cho
khách hàng. Do dó, những món hàng bán hoặc gia công chế biến ra, ngoài việc ghi
rõ trọng lượng, chất lượng trong hóa đơn, còn phải đóng trên món hàng đó dấu hiệu
riêng của cửa hiệu mình và chất lượng của món hàng đó. Mỗi khi phát hiện điều
gì không đúng thì người ấy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mẫu những dấu hiệu
riêng phải đăng ký trước tại Chi nhánh Ngân hàng và Tòa án hay Ủy ban Hành
chính tỉnh nơi mình ở.
Điều 10 – Cũng
như các hàng hóa khác, những đồ mỹ nghệ vàng bạc bán ở các cửa hiệu phải niêm yết
giá công khai. Giá mua vàng bạc và giá nhận làm công các loại hàng bằng vàng bạc
đều phải khai trình ở Ngân hàng nơi mình ở.
III - VẬN
CHUYỂN VÀNG BẠC
Điều 11 - Người
thường dùng và mang tư trang (không có tính chất gian lậu) từ một lạng vàng (lạng
ta = 37 gr 5) hoặc 8 lạng bạc trở xuống trong phạm vi kiểm soát của Chính phủ
nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đều không phải xin phép. Nếu ai mang tư trang quá một lạng vàng
hoặc 8 lạng bạc, đi từ tỉnh này sang tỉnh khách, phải xin phép Ngân hàng Quốc
gia hoặc Ủy ban Hành chính huyện ở nơi đi và trình giấy phép tại Ngân hàng Quốc
gia hay cơ quan được Ngân hàng Quốc gia ủy nhiệm ở nơi đến.
IV - XUẤT NHẬP
KHẨU VÀNG BẠC
Điều 12 – Cấm
hẳn việc xuất khẩu vàng bạc, trừ trường hợp được Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
cho phép.
Điều 13 – Ai
nhập khẩu vàng bạc từ nước ngoài vào, khi tới cửa khẩu phải xuất trình với Hải
quan hoặc Ngân hàng kiểm soát và cấp giấy phép cho mang vào.
Điều 14 – Vì
hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, đối với miền Nam Việt Nam
tạm thời áp dụng các điều khoản 12 và 13.
Chi tiết về xuất nhập khẩu vàng
bạc đã có thể lệ ghi trong điều lệ quản lý ngoại hối hiện hành.
V. ĐỐI VỚI
VÙNG ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ.
Điều 15 - Về
quản lý vàng thì áp dụng tất cả các thể lệ trên đây chung cho toàn quốc, kể cả
vùng đồng bào thiểu số.
Riêng về bạc thì trong một số
vùng ở miền ngược, đồng bào thiểu số có phong tục tập quán còn dùng bạc nén hoặc
bạc hoa xòe để tiêu dùng, ma chay, lễ bái v.v... cho nên tùy hoàn cảnh từng
vùng trong từng địa phương miền ngược tạm thời được phép cất giữ bạc hoa xòe,
tiêu dùng bạc nén và bạc hoa xòe trong nội bộ dân tộc thiểu số với nhau theo
phong tục tập quán. Ngân hàng Quốc gia cùng với các Khu tự trị và các tỉnh có đồng
bào thiểu số sẽ nghiên cứu quy định cụ thể riêng.
Điều 16 – Thông
tư này quy định rõ thêm biện pháp cụ thể để thi hành trong toàn quốc các điều
khoản của Nghị định số 631-TTg ngày 13-12-1955 của Thủ tướng Chính phủ và bắt đầu
thi hành từ ngày công bố.
Những điểm nào đã quy định trước
đây trong các Thông tư, thông báo của Ngân hàng Quốc gia trái với những điểm
quy định trong Thông tư này thì coi như hủy bỏ.
Điều 17 – Ai
làm trái với những điều quy định trên đây đều coi là phạm pháp và sẽ bị xử lý
theo Điều 8 của Nghị định Thủ tướng phủ số 631-TTg ngày 13-12-1955.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Viết Lượng
|