Thông tư 67/TC-TCT năm 1992 hướng dẫn việc bán hàng miễn thuế cho các đối tượng theo Nghị định 131-HĐBT 1987 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 67/TC-TCT
Ngày ban hành 30/10/1992
Ngày có hiệu lực 01/11/1992
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 67/TC-TCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1992

 

THÔNG TƯ

SỐ 67/TC-TCT NGÀY 30-10-1992 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC BÁN HÀNG MIỄN THUẾ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THEO NGHỊ ĐỊNH 131-HĐBT NGÀY 27-8-1997 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Công văn số 1433/PPLT ngày 16-4-1992 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng; sau khi thống nhất ý kiến với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Thương mại và du lịch, Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn thuế nhập khẩu cho các đơn vị nhập khẩu hàng hoá để phục vụ cho các đối tượng được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế quy định tại Nghị định 131/HĐB T ngày 27-8-1997 của Hội đồng Bộ trưởng như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Đối tượng mua hàng và mặt hàng miễn thuế

- Đối tượng được mua hàng miễn thuế nhập khẩu là các đối tượng được quy định tại Điều 1 Nghị định số 131/HĐB T và điểm 1, 2 mục 1 Thông tư số 1777-TCHQ/PC ngày 23-9-1987 của Tổng cục Hải quan (danh mục cụ thể theo Biểu số 1 kèm theo công văn này).

- Các thành viên hành chính kỹ thuận, nhân viên phục vụ và gia đình họchỉ được mua hàng miễn thuế nhập khẩu trong thời gian 12 tháng đầu kể từ khi đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Riêng mặt hàng ôtô thì các nhân viên hành chính kỹ thuật nhân viên phục vụ gia đình họ không được mua với giá miễn thuế nhập khẩu.

2. Mặt hàng

- Các mặt hàng và định mức mua hàng miễn thuế của các đối tượng nêu ở điểm 1 trên đây thì căn cứ vào danh mục hàng hoá kèm theo Nghị định số 131/HĐB T (trừ mặt hàng thuốc lá). Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn và xác nhận tiêu chuẩn mua hàng miễn thuế cho từng đối tượng.

Trước mắt chỉ được bán 7 mặt hàng (trừ thuốc lá) theo Nghị định số 131/HĐB T. Trường hợp muốn bán tăng thêm các mặt hàng khác thì cửa hàng bán miễn thuế báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết sau.

3. Đơn vị bán hàng

- Đơn vị bán hàng phải là các đơn vị có kinh nghiệm bán hàng thu ngoại tệ, có đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật và phải được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, không dây dưa nợ đọng thuế.

- Các địa phương được phép mở cửa hàng miễn thuế cho các đối tượng ngoại giao phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ định doanh nghiệp cụ thể được phép mở cửa hàng.

- Các đơn vị bán hàng miễn thuế cho đối tượng ngoại giao được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh và chịu sự quản lý về mặt nghiệp vụ của Bộ Thương mại.

- Đơn vị bán hàng miễn thuế và các đối tượng mua bán miễn thuế phải thực hiện đúng quy chế hiện hành về quản lý ngoại tệ của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

II- THỦ TỤC MUA HÀNG, XÉT TẠM MIỄN VÀ QUYẾT TOÁN SỐ THUẾ ĐÃ ĐƯỢC MIỄN

1- Thủ tục mua hàng.

a) Các đối tượng nêu ở điểm 1 công văn này lập bản đăng ký sổ mua hàng gửi Bộ Ngoại giao kiểm tra xác nhận.

Mẫu sổ sẽ do Bộ Tài chính in và cấp phát cho Bộ Ngoại giao. Sổ này dùng cho việc mua hàng tại các đơn vị bán hàng miễn thuế và dùng cho các đối tượng kê khai với Hải quan khi tự nhập khẩu lấy. Sau khi Bộ Ngoại giao kiểm tra xác nhận thì chuyển sổ cho Tổng cục Hải quan kiểm tra thanh khoản các mặt hàng đã nhập và xác nhận tiêu chuẩn mua hàng vào từng sổ mua hàng (mỗi sổ có 2 bản) và Tổng cục Hải quan giữ 1 bản và 1 bản gửi cho Bộ Ngoại giao để trả cho đối tượng mua hàng và thu hồi sổ khi đối tượng kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

b) Sau khi đã được cơ quan Hải quan kiểm tra xác nhận tiêu chuẩn mua hàng, các đơn vị bán hàng phải gửi bảng kê danh sách đặt hàng cho Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để làm cơ sở xem xét tạm miễn thuế nhập khẩu cho các đơn vị.

c) Khi mua hàng các đối tượng phải xuất trình.

- Sổ mua hàng miễn thuế đã có xác nhận của cơ quan Hải quan kèm theo công hàm hay giấy giới thiệu của cơ quan nếu mua hàng cho cơ quan.

- Sổ mua hàng đã có xác nhận của cơ quan Hải quan kèm theo hộ chiếu hay chứng minh thư do Vụ lễ tân cấp, nếu mua hàng cho cá nhân.

Sau khi bán hàng đơn vị bán hàng phải nhận lại công hàm, giấy giới thiệu mua hàng và công hàm có sự phê duyệt của Hải quan đối với các mặt hàng ngoài danh mục của Nghị định số 131/HĐBT.

2. Thủ tục xét tạm miễn thuế.

Mỗi lần nhập khẩu hàng hoá để phục vụ cho đối tượng 131/HĐBT trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi Hải quan tiếp nhận tờ khai, các đơn vị phải gửi về Bộ Tài chính các hồ sơ sau:

- Công văn xin tạm miễn thuế nhập khẩu của đơn vị bán hàng trình bày rõ nhu cầu phục vụ và cam kết bán hàng đúng đối tượng.

- Giấy phép nhập khẩu chuyển do Bộ Thương mại và du lịch cấp có ghi rõ hàng nhập phục vụ cho đối tượng 131/HĐBT.

[...]