Thông tư 1777-TCHQ/PC-1987 hướng dẫn thi hành Nghị định 131-HĐBT-1987 quy định việc nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam do Tổng cục hải quan ban hành

Số hiệu 1777-TCHQ/PC
Ngày ban hành 27/08/1987
Ngày có hiệu lực 27/08/1987
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Tài
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1777-TCQH/PC

Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1987

 

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1777-TCHQ/PC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 131-HĐBT NGÀY 27-8-1987 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày 23-9-1987, Tổng cục Hải quan đã gửi Hải quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Hải quan tỉnh) bản sao Nghị định số 131-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

Trong Thông tư này, sau khi đã lấy ý kiến các ngành có liên quan, Tổng cục Hải quan giải thích thêm một số điểm trong Nghị định số 131-HĐBT và cách thi hành để các cấp Hải quan nhận thức và thực hiện cho đúng và thống nhất.

I- NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT

1. Những đối tượng dưới đây được miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch nhưng phải nộp các lệ phí khác.

a) Các cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại Việt Nam gồm:

- Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán.

- Các tổ chức quốc tế:

Cơ quan cao uỷ của Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR).

Chương trình của Liên hợp quốc về phát triển (PNUD).

Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO).

Tổ chức Y tế thế giới (ONS).

Chương trình Lương thực thế giới (PAM).

Cơ quan Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc (UNICEF).

Quỹ Liên hợp quốc về hoạt động dân số (UNFPA).

Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (CICR).

Và các tổ chức quốc tế khác.

b) Những người có thân phận ngoại giao:

- Đại sứ, đại biện, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ 1, bí thư thứ 2, bí thư thứ 3, tuỳ viên (văn hoá, thương mại...) tuỳ viên quân sự, phó tuỳ viên quân sự, đại diện thương mại, phó đại diện thương mại, tổng lãnh sự, phó tổng lãnh sự, lãnh sự, phó lãnh sự...

(Chỉ có đại diện thương mại và phó đại diện thương mại của các nước xã hội chủ nghĩa mới được hưởng quy chế ngoại giao. Đối với đại diện thương mại của các nước khác sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại do Bộ Ngoại giao quy định và thông báo).

- Đại diện và phó đại diện của các tổ chức quốc tế nêu ở điểm (a) nói trên.

- Thành viên gia đình cùng sống với những người nêu tại điểm (b) này.

2. Nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của các cơ quan và tổ chức nêu ở điểm 1 (tiết a) gồm thư ký, bác sĩ, nhân viên điện đài, lái xe, tạp dịch... và thành viên gia đình cùng sống với họ. Những đối tượng trên đây trong 12 tháng đầu khi mới đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch của họ được miễn thuế nhưng phải nộp các lệ phí khác.

3. "Người cư trú" nói ở điểm 3, điều 1 Nghị định số 131-HĐBT là người nước ngoài được Bộ Ngoại giao xác nhận trong biên chế chính thức của các cơ quan và tổ chức nói ở điều 1 và 2 trên đây (kể cả thành viên trong gia đình họ) và có thời gian công tác và cư trú ở Việt Nam ít nhất từ 6 tháng trở lên.

II- VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬN KHẨU VÀ TÁI XUẤT KHẨU Ô-TÔ VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CHO NHU CẦU CÔNG TÁC VÀ SINH HOẠT

1. Thẩm quyền cấp giấy phép.

Để việc cấp giấy phép được thuận tiện, Tổng cục Hải quan phân cấp việc cấp giấy phép nhập khẩu và tái xuất khẩu ô-tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các đối tượng ở phần I Thông tư này như sau:

[...]