Thông tư 56-TC/TCT năm 1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp và Nghị định 52-HĐBT 1989 về thuế nông nghiệp đối với nông trường, lâm trường và các trại, trạm quốc doanh do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 56-TC/TCT
Ngày ban hành 23/11/1990
Ngày có hiệu lực 08/12/1990
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56-TC/TCT

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 56-TC/TCT NGÀY 23-11-1990 HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 52-HĐBT NGÀY 27-5-1989 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NÔNG TRƯỜNG, LÂM TRƯỜNG VÀ CÁC TRẠI, TRẠM QUỐC DOANH

Để thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp ngày 30 tháng 1 năm 1989 và Nghị định số 52-HĐBT, ngày 27-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nông nghiệp cho phù hợp với các nông, lâm trường, trạm trại quốc doanh và sau khi có sự tham gia ý kiến của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Quốc phòng, Tổng Cục quản lý ruộng đất và các Bộ, các ngành liên quan; Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chính sách thuế nông nghiệp đối với các nông trường, lâm trường và các trạm trại quốc doanh như sau:

1. Các nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp theo quy định tại Điều 11 (mới) pháp lệnh thuế nông nghiệp và chi tiết tại điểm c Điều 1 Nghị định số 52-HĐBT bao gồm: các công ty, xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp nông công nghiệp hoặc lâm, nông công nghiệp hoặc nông lâm công nghiệp, nông trường, lâm trường, trạm trại nông nghiệp quốc doanh kể cả trạm trại thí nghiệm nghiên cứu khoa học trạm trại giống, trại cải tạo... gọi chung là các nông trường, lâm trường trạm trại quốc doanh; không phân biệt cấp, ngành quản lý bao gồm: cả Trung ương và địa phương, thuộc tất cả các Bộ, ngành quản lý bao gồm cả sự nghiệp, quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo... không phân biệt phương thức hạch toán (hạch toán kinh tế hay đơn vị sự nghiệp); không phân biệt mục đích phục vụ hay tính chất của sản phẩm... được giao đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp đều có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp.

Các xí nghiệp, công ty, trạm trại... nuôi trồng thuỷ sản có văn bản quy định riêng.

Các nông trường, lâm trường và trạm trại quốc doanh có vốn đầu tư của tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc do tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đã nộp thuế tài nguyên theo Điều 1 của Pháp lệnh thuế tài nguyên hoặc đã nộp tiền thuế theo Điều 29 và nộp thuế lợi tức theo Điều 26 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì không phải nộp thuế nông nghiệp; Trường hợp chưa nộp thuế tài nguyên hoặc chưa nộp tiền thuế theo Điều 29 và chưa nộp thuế lợi tức theo Điều 26 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì phải nộp thuế nông nghiệp theo quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại thông tư này.

2. Phạm vi áp dụng:

a) Thuế nông nghiệp áp dụng đối với các hoạt động sản xuất có sử dụng đất vào trồng trọt của các nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh như nói ở điểm 1 bao gồm:

- Trồng cây hàng năm;

- Trồng cây lâu năm (không kể rừng đang thực hiện thu thuế tài nguyên hoặc tiền nuôi rừng);

- Đồng cỏ dùng vào chăn nuôi.

b) Thuế nông nghiệp không áp dụng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài trồng trọt của nông trường lâm trường trạm trại quốc doanh như:

- Giai đoạn sản xuất, chế biến các loại nông sản thành phẩm công nghiệp hoặc chế biến nông sản, nguyên liệu mua ngoài thành bán sản phẩm công nghiệp;

- Hoạt động xây dựng cơ bản;

- Hoạt động kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ;

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp khác. Những hoạt động này chịu các loại thuế khác theo Luật định.

Như vậy, trong một đơn vị kinh tế quốc doanh: nếu chỉ có hoạt động sản xuất trồng trọt, thì chỉ nộp một loại thuế nông nghiệp; nếu vừa có hoạt động sản xuất trồng trọt, vừa có hoạt động sản xuất kế tiếp như công nghiệp chế biến hoặc các hoạt động khác như xây dựng cơ bản, kinh doanh dịch vụ, thương nghiệp... thì nộp thuế nông nghiệp đối với hoạt động sản xuất trồng trọt và nộp thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế lợi tức v.v... đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp.

3. Tính thuế và lập sổ thuế:

a) Xác định diện tích: Diện tích tính thuế là diện tích được quy hoạch theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo tiến độ sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn vị theo đúng quy định tại điều 2 Nghị định số 52-HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng và cụ thể tại mục II thông tư số 23-TC/TNN ngày 17 tháng 6 năm 1989 của Bộ Tài chính.

Căn cứ vào kết quả đo đạc diện tích các loại đất theo chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ, đất chịu thuế nằm trong quy hoạch của nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh được xác định và chia theo đối tượng sử dụng đất:

- Diện tích do nông lâm trường, trạm trại quốc doanh trực tiếp quản lý và sử dụng;

- Diện tích giao lại cho cán bộ công nhân viên sử dụng làm kinh tế gia đình hoặc giao khoán (nếu có);

- Diện tích đất ở của các hộ cán bộ công nhân viên của nông lâm trường trạm trại nằm trong diện tích quy hoạch của nông lâm trường trạm trại vượt quá mức quy định tại điều 35 Luật đất đai quy định cho từng vùng do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố Quyết định;

- Diện tích giao cho các tổ chức, cá nhân khác không phải là các đơn vị, cán bộ công nhân viên của nông trường, lâm trường trạm trại quốc doanh. Theo hướng dẫn của cơ quan thuế địa phương, giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị phải kê khai toàn bộ diện tích đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đã nêu ở trên. Cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế kết hợp với cơ quan quản lý ruộng đất cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra xác định diện tích tính thuế cho từng nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh.

Trường hợp diện tích của nông trường, lâm trường, trạm trại quốc doanh không đảm bảo độ tin cậy cho việc xác định diện tích thuế, thì theo đề nghị của cơ quan thuế, cơ quan quản lý ruộng đất cùng cấp thực hiện đo đạc thống kê toàn bộ lại diện tích, mà đơn vị được giao quản lý sử dụng theo quy định của Tổng cục quản lý ruộng đất. Kết quả đo đạc, thống kê lại, sau khi được cơ quan quản lý ruộng đất cấp huyện kiểm tra và xác nhận được dùng làm căn cứ tính thuế. Trường hợp chưa đo đạc thông kê lại được, thì tạm tính thuế theo kê khai của người đứng đầu đơn vị nộp thuế.

b) Phân hạng đất đối với đất trồng cây hàng năm, định sản lượng hoặc giá trị sản lượng tính thuế đối với đất trồng cây lâu năm và đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất trồng cây hàng năm (trừ đất chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày) được xếp hạng tính thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 52-HĐBT; đồng thời phải căn cứ vào hạng đất của những diện tích liền canh do nông dân sản xuất, hoặc đất có độ phì điều kiện canh tác và kết quả sản xuất tương tự ở địa phương, không dược xác định hạng đất quá thấp hoặc quá cao so với hạng đất tính thuế của nông dân các vùng lân cận có đất đai và điều kiện sản xuất tương tự.

Việc xác định sản lượng hoặc giá trị sản lượng tính thuế đối với đất trồng cây lâu năm và chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày phải căn cứ vào:

[...]
13
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ