HỘI
ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
********
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
525-HĐTTKTNN
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1975
|
THÔNG TƯ
CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC SỐ 525-HĐTTKTNN NGÀY
23 THÁNG 6 NĂM 1975 HƯỚNG DẪN ĐIỀU LỆ VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ BAN HÀNH KÈM
THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54 /CP NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 1975
I- MỤC ĐÍCH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng
kinh tế được thực hiện ở nước ta từ năm 1960. Từ đó đến nay, công tác này đã dần
dần đi vào nề nếp và không ngừng cải tiến. Nó đã góp phần vào việc thúc đẩy
hoàn thành kế hoạch Nhà nước và cải tiến công tác kế hoạch hoá, cải tiến quản
lý kinh tế. Đến nay cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã có những chuyển biến mới,
công tác quản lý kinh tế, công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân cần được cải
tiến nên cần phải có bản điều lệ chính thức để thay thế bản điều lệ tạm thời.
Nghị quyết lần thứ 20 của Trung
ương Đảng đã vạch rõ phương hướng cơ bản của việc cải tiến quản lý kinh tế là:
"Xoá bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức
kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khắc phục cách tổ chức quản lý thủ công phân tán,
theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý của nền công nghiệp lớn nhằm
thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế quốc dân từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn
xã hội chủ nghĩa".
Để nghiêm chỉnh chấp hành nghị
quyết lần thứ 20 của Trung ương Đảng và để khắc phục các nhược điểm thiếu sót của
bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ngày 10-3-1975, Hội đồng Chính
phủ đã ký Nghị định số 54/CP ban hành bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế mới.
Bản điều lệ này đã đúc kết kinh nghệm trong 15 năm công tác hợp đồng kinh tế, hệ
thống lại các quy định đã có, bãi bỏ những cái cũ không còn thích hợp, bổ sung
thêm nhiều điểm mới và đây là bản điều lệ chính thức.
Bản điều lệ đã xác định vị trí
quan trọng của hợp đồng kinh tế quốc dân, trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch, củng cố chế độ hạch toán kinh tế và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế, coi đây là một công cụ pháp lý trong việc
xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, mà việc ký kết và thực hiện hợp đồng
kinh tế là một kỷ luật. Bắt buộc các tổ chức quốc doanh, các tổ chức công tư hợp
doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội, các
hợp tác xã được công nhận theo điều lệ hiện hành, các tổ sản xuất tiểu công
nghiệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tài khoản ở ngân hàng đều
phải ký kết hợp đồng kinh tế nếu có quan hệ kinh tế với nhau.
Điều lệ cũng đã nêu rõ trách nhiệm
của người phụ trách đơn vị kinh tế cơ sở, của ban quản trị của hợp tác xã và của
tổ trưởng sản xuất, trách nhiệm của cả tập thể cán bộ, công nhân viên trong đơn
vị, của xã viên trong hợp tác xã, của các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản
lý chức năng và của cơ quan trọng tài kinh tế các ngành, các cấp. Nhà nước sử dụng
công cụ pháp lý này để đề cao trách nhiệm và tinh thần hợp tác xã hội chủ
nghĩa, tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị, tổ chức, cơ quan nhằm
thúc đẩy hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời chấp
hành đầy đủ các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế của Nhà nước.
II- TRÁCH NHIỆM
CỤ THỂ CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
1- Trách nhiệm của đơn vị kinh tế
cơ sở và của thủ trưởng đơn vị.
Đơn vị kinh tế cơ sở (danh từ gọi
chung các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, các tổ sản xuất được ký kết hợp
đồng kinh tế) là nơi trực tiếp thực hiện kế hoạch Nhà nước, làm ra sản phẩm, tạo
ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn đề tái sản xuất mở rộng, đảm bảo sự cân đối
trong nền kinh tế quốc dân và phúc lợi cho cán bộ, công nhân, viên trong đơn vị,
xã viên trong hợp tác xã. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị đều
có liên quan đến nhiều đơn vị khác và các cơ quan quản lý của Nhà nước, do đó
đơn vị phải ký kết và thực hiện tốt hợp đồng kinh tế.
Đơn vị kinh tế cơ sở chủ thể của
hợp đồng mà thủ trưởng, Chủ nhiệm hợp tác xã hoặc tổ trưởng tổ sản xuất là người
đại diện ký vào hợp đồng. Vì vậy việc thay đổi thủ trưởng, chủ nhiệm, tổ trưởng
(do chết, chuyển công tác khác hết nhiệm kỳ ...) sau khi ký kết hợp đồng không
hề làm giảm trách nhiệm của đơn vị trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đó. Thủ
trưởng một mặt phải nắm vững các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế
và hạch toán kinh tế, các chỉ tiêu kế haọch Nhà nước cũng như phương hướng sản
xuất kinh doanh của đơn vị, mặt khác phải tận dụng những phương tiện sẵn có của
đơn vị kết hợp việc ký kết hợp đồng kinh tế với công tác kế hoạch hoá làm sao
cho hợp đồng kinh tế phát huy được tác dụng tích cực cả trong khâu xây dựng lẫn
khâu thực hiện kế hoạch (phải ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ khi có sổ kiểm
tra, sau khi có kế hoạch chính thức thì điều chỉnh bổ sung lại cho phù hợp).
Nội dung hợp đồng kinh tế phải
là kết quả của một công trình nghiên cứu tập thể, thủ trưởng đơn vị, chủ nhiệm
hợp tác xã và tổ trưởng tổ sản xuất phải cùng các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn thể cán bộ, công nhân, nhân viên,
xã viên hợp tác xã tận dụng mọi tiềm lực của đơn vị, phát huy sáng kiến để khắc
phục các khó khăn mắc mứu. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế,
hai bên ký kết phải luôn luôn có tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, thông cảm
lẫn nhau đè cùng bàn bạc một cách dân chủ, bình đẳng nhằm thống nhất được với
nhau về các điều khoản cam kết với tinh thần tự chịu trách nhiệm trước cấp trên
của mình. Thủ trưởng đơn vị có thể tạm thời thoả thuận với bên cùng ký kết về
những vấn đề chưa có quy định nhằm đảm bảo việc ký kết hợp đồng kinh tế được tiến
hành đúng thời gian quy định và đúng yêu cầu (trường hợp này phải báo cáo ngay
cơ quan quản lý cấp trên để xin ý kiến giải quyết). Thủ trưởng còn phải tranh
thủ sự lãnh đạo của các cơ quan quản lý cấp trên để giải quyết các mắc mứu khó
khăn về chi tiêu, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về chính sách chế độ vượt quá
quyền hạn giải quyết của đơn vị kinh tế cơ sở.
Hợp đồng kinh tế phải được ký kết
theo số kiểm tra, phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch. phải ký kết hợp đồng
kinh tế với tinh thần vượt số kiểm tra và chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao.
Có thể ký kết hợp đồng ngoài chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên giao để tạo thêm sản
phẩm cho xã hội nhưng không được làm làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ
chính cuả mình. Nội dung hợp đồng kinh tế không được trái với các chính sách,
chế độ thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế của Nhà nước.
2- Trách nhiệm của các Bộ, Tổng
cục, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố, các cơ quan quản lý cấp trên.
a) Các Bộ, Tổng cục quản lý theo
ngành, các Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố quản lý theo lãnh thổ, Bộ, Tổng cục
và Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ
trong việc quản lý các đơn vị kinh tế trong ngành, trong địa phương.
Căn cứ vào tinh thần của các quy
định trong điều lệ thì trách nhiệm của các cơ quan nói trên bao gồm:
- Phân bổ kịp thời các số kiểm
tra và chỉ tiêu kế hoạch chính thức đến các đơn vị cơ sở trực thuộc (không được
giao thấp hơn các chỉ tiêu pháp lệnh cuả Nhà nước ban hành);
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
các đơn vị cơ sở trực thuộc ký kết hợp đồng kinh tế đúng thời hạn quy định (hoặc
điều chỉnh hợp đồng kinh tế khi có kế hoạch chính thức) và thực hiện nghiêm chỉnh
các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Hướng dẫn ở đây là hướng dẫn việc thực hiện các
chế độ, thể lệ cũng như trong việc xác lập quan hệ ai ký với ai, hướng dẫn nội
dung tuỳ theo từng chủng loại hợp đồng, tạo điều kiện cho việc ký kết được tiến
hành tốt, nhanh, gọn.
- Kịp thời giải quyết các mắc mứu
được phát hiện một cách tích cực và có hiệu quả.
Những quy định về trách nhiệm cuả
các cơ quan quản lý cấp trên là vừa đề cao nghĩa vụ của các quy định này đối với
các cơ sở trực thuộc trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước, vừa tôn
trọng tính tự chịu trách nhiệm và tính chủ động của đơn vị cơ sở trong sản xuất
kinh doanh của mình. Tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của đơn vị cơ sở
phải được kết hợp chặt chẽ với sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên.
b) Trong mọi hoạt động kinh tế
nhất là trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước thì giữa ngành với ngành, cấp với
cấp và giữa ngành và cấp với nhau đều có sự quan hệ mật thiết trên các mặt sản
xuất, xây dựng, vận chuyển, cung cáp tiêu thụ ... Mối quan hệ này được thể hiện
bằng các loại văn bản chỉ đạo ký kết giữa các cơ quan quản lý với nhau và các
văn bản này phải bảo đảm đề cao tinh thần trách nhiệm và tăng cường sự hợp tác
giưã các ngành, các cấp. Do đó từ nay giữa các cơ quan quản lý với nhau không
ký những hợp đồng nguyên tắc như trước đây, nhưng như thế không có nghĩa là giảm
bớt hoặc làm lỏng lẻo mối quan hệ phải có giữa các cơ quan quản lý mà ngược lại
chính là xác định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan này trong việc chấp hành
chế độ hợp đồng kinh tế và trong việc chỉ đạo các đơn vị kinh tế cơ sở.
Chỉ thị số 235-TTg ngày
23-6-1975 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức xây dựng kế hoạch Nhà nước
năm 1976 đã quy định: "Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố
cần thông báo với nhau về những chỉ tiêu có liên quan, phối hợp chỉ đạo các đơn
vị cơ sở triển khai việc ký kết các hợp đồng kinh tế ngay từ khi nhận được số
kiểm tra để làm căn cứ xác định các chỉ tiêu kế hoạch sát với yêu cầu và khả
năng thực tế" Điều 6 của bản điều lệ cũng ghi rõ là khi phân bổ số kiểm
tra và chỉ tiêu kế hoạch, các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố
phải chủ động và kịp thời thông báo những phần cần thiết cho các cơ quan có
liên quan biết.
Thông báo phải ghi rõ những đơn
vị nào phải ký kết hợp đồng kinh tế, các quy định làm căn cứ cho các đơn vị đó
tiến hành ký kết. Chỉ tiêu phân bố, khi tổng hợp lại, không được thấp hơn chỉ
tiêu pháp lệnh cuả Nhà nước giao. Nếu là chỉ tiêu giao chung cho nhiều đơn vị
kinh tế cơ sở thì thông báo phải ghi rõ phần của từng đơn vị phải thực hiện.
Khi nhận được thông báo mà thấy
có điểm chưa nhát trí hoặc khi các đơn vị cơ sở phát hiện các mắc mưu mà bản
thân đơn vị không giải quyết được thì các cơ quan quản lý đồng cấp phải cùng
nhau bàn bạc để thống nhất ý kiến chỉ đạo các đơn vị cơ sở thực hiện bằng các
văn bản chỉ đạo.
Không thông báo kịp thời và đẩy
đủ, không bàn bạc đến nơi đến chôn để giải quyết các mắc mứu khó khăn cho đơn vị
cơ sở hoặc trong chỉ đạo của mình có điều gì thiếu soát gây thiệt hại cho cơ sở
trong việc ký két và thực hiện hợp đồng kinh tế thì các cơ quan quản lý cấp
trên phải chịu trách nhiệm.
3- Trách nhiệm của cơ quan quản
lý chức năng
Các cơ quan quản lý chức năng (kế
hoạch, tài chính, ngân hàng, giá cả0 là những cơ quan tổng hợp có quan hệ rất mật
thiết đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế và xét xử các vụ tranh chấp
hoặc vi phạm hợp đồng, vì vậy các cơ quan này đều có đại biểu là thành viên cuả
Hội đồng trọng tài kinh tế.
Việc xét duyệt giá, việc giải
quyết các mắc mứu về chỉ tiêu kế hoạch, việc cho vay, cấp phát vốn là rất cần
thiết để thúc đẩy việc ký kết nhanh gọn, thực hiện đầy đủ và thanh lý sòng phẳng
các hợp đồng kinh tế.
Trong khâu ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh tế nếu các bên ký kết họp bàn về những vấn đề có liên quan đến chỉ
tiêu kế hoạch, giá cả, tài chính, ngân hàng thì các cơ quan quản lý chức năng cần
cử cán bộ đến dự để hướng dẫn giúp đỡ về mặt nghiệp vụ nhằm kịp thời giải quyết
các vấn đề đó, hạn chế các vụ khiếu nại đến cơ quan trọng tài kinh tế. Trường hợp
Hội đồng trọng tài kinh tế tiến hành xét xử các vụ tranh chấp hoặc vi phạm hợp
đồng kinh tế, các cơ quan quản lý chức năng có trách nhiệm để xuất ý kiến để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến ngành mình đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các
đơn vị trong ngành chấp hành các quyết định xét xử của Hội đồng trọngtài kinh tế.
4- Trách nhiệm của cơ quan trọng
tài kinh tế các ngành, các cấp.
Trách nhiệm của Hội đồng trọng
tài kinh tế các ngành, các cấp đã được quy định rõ trong bản điều lệ về chế độ
hợp đồng kinh tế, điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài kinh tế
Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định số 75/C P của Hội đồng Chính phủ ngày
14-4-1975) và bản hướng dẫn xây dựng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
trọng tài kinh tế các ngành, các cấp (công văn số 341-HĐ ngày 7-5-1975 của Hội
đồng trọng tài kinh tế.
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng
trọng tài kinh tế mỗi ngành, mỗi cấp là theo nguyên tắc quản lý theo ngành và
theo cấp, do đó Hội đồng trọng tài kinh tế các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố chỉ
thanh tra việc trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế và xét xử các vụ tranh chấp hoặc
vi phạm hợp kinh tế trong phạm vi nội bộ, Tổng cục, một địa phương. Thanh tra
việc trì hoãn ký kết giữa các đơn vị không thuộc một ngành, một địa phương hay
xét xử các vụ tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng giữa các đơn vị không thuộc một
ngành, một địa phương đó là thuộc trách nhiệm của Hội đồng trọng tài kinh tế
Nhà nước.
Để đảm bảo cho việc xét xử được
tiến hành khẩn trương và kịp thời đối với những vụ tranh chấp hoặc vi phạm hợp
đồng kinh tế có liên quan đến các hợp tác xã, các tổ sản xuất thì hợp đồng kinh
tế Nhà nước thường xuyên uỷ quyền cho các Hợp đồng kinh tế địa phương xét xử
như sau:
a) Các vụ tranh chấp hoặc vi phạm
giữa một bên là hợp tác xã, tổ sản xuất với một bên là các xí nghiệp quốc doanh
cơ quan Nhà nước trực thuộc trung ương, các đơn vị bộ đội đóng cùng trong một địa
phương với hợp tác xã, tổ sản xuất đó hoặc đóng ở một địa phương khác thì hợp đồng
kinh tế địa phương nơi có hợp đồng kinh tế xét xử.
b) Các vụ tranh chấp hoặc vi phạm
giữa hai hợp tác xã, tổ sản xuất thuộc hai địa phương khác nhau quản lý thì Hội
đồng trọng tài kinh tế địa phương của bên bị khiếu nại xét xử.
Đối với những vụ tranh chấp hoặc
vi phạm không thuộc một ngành, một địa phương hay giữa trung ương và địa
phương, thì các đương sự phải gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng trọng tài kinh tế
Nhà nước, Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước nghiên cứu và nếu thấy sự việc
không lớn, nội dung không quan trọng sẽ tuỳ tính hình cụ thể của từng vụ mà uỷ
quyền cho Hội đồng trọng tài kinh tế một địa phương xét xử.
Trong các trường hợp uỷ quyền
xét xử như trên nếu các đương sự không tán thành quyết định xét xử của Hội đồng
trọng tài kinh tế địa phương thì có quyền kháng cáo lên Chủ tịch Hội đồng trọng
tài kinh tế Nhà nước xét xử lại.
Khi xét xử, Hội đồng trọng tài
kinh tế các ngành, các cấp chỉ triệu tập các đương sự, các cơ quan quản lý chức
năng, các đại diện của cácư cơ quan, tổ chức khác có liên quan và mời một số
cán bộ có năng lực nắm vững vấn đề đến tham dự xét xử bằng hình thức liên tịch
giữa hai Hội đồng trọng tài kinh tế từ nay bãi bỏ.
III- MỘT SỐ
ĐIỂM CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý TRONG BẢN ĐIỀU LỆ
1- Tư cách pháp nhân của các bên
ký kết hợp đồng kinh tế
Điều 2 của bản điều lệ về chế độ
hợp đồng kinh tế đã xác định rõ các đơn vị, tổ chức, cơ quan tham gia ký kết hợp
đồng kinh tế . Đó là những đơn vị có đủ tư cách pháp nhân được Nhà nước thành lập
hoặc thừa nhận, có tài sản riêng và có trách nhiệm độc lập về tài sản đó, có
tài khoản ở ngân hàng. Các tổ chức xã hội có đủ tư cách pháp nhân phải là những
tổ chức được Nhà nước công nhận và cũng có tài khoản ở Ngân hàng.
Như thế là những hợp đồng kinh tế
được ký kết giữa các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân, khi có tranh chấp đều do Hội
đồng trọng tài kinh tế xét xử, trái lại những hợp đồng được ký kết giữa các đơn
vị không có đủ các điều kiện nêu trên thì vẫn có gía trị pháp lý nhưng khi có
tranh chấp thì không thuộc thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài kinh tế các
ngành, các cấp.
2- Miễn ký kết hợp đồng kinh tế
Chỉ được miễn ký kết hợp đồng
kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Khi phải thi hành lệnh đặc biệt
và khẩn cấp bằng văn bản như đã nói trong bản điều lệ. Có nghĩa là những lệnh
có tính chất khẩn trương, đòi hỏi phải thi hành ngay, nếu để chậm trễ sẽ có ảnh
hưởng đến tính mệnh và tài sản cuả nhân dân, gây thiệt hại lớn cho nhiệm vụ
quân sự, chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước . Các lệnh đó phải rất hạn
chế và phải có văn bản (nếu ra lệnh bằng miệng thì phải có văn bản xác nhận
sau).
Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh phải
cân nhắc kỹ lưỡng, suy tính lợi hại, quy định những nguyên tắc, điều kiện thi
hành, chỉ định những nguyên tắc, điều kiện thi hành, chỉ định những đơn vị thực
hiện và thanh toán, đồng thời phải lường trước những mắc mứu, khó khăn có thể
gây ra cho các đơn vị khác do tác động dây chuyền của việc thi hành lệnh để có
biện pháp giải quyết.
b) Đối với những hoạt động kinh
tế có tính chất đặc biệt được Hội đồng Chính phủ cho phép (quan hệ kinh tế có
liên quan đến các nhiệm vụ chính trị và quốc phòng hoặc có liên quan đến các bí
mật quốc gia).
c) Đối với những giao dịch nhất
thời, đột xuất thực hiện và thanh toán xong trong một lần, tức là những việc
không thường xuyên lặp đi lặp lại, không có kế hoạch hoặc dự định trước, giao
nhận nhanh gọn, đã có quy tắc rõ ràng, trách nhiệm của các bên hữu quan đã được
xác định cụ thể.
Việc miễn ký kết hợp đồng kinh tế
chỉ được áp dụng vào 3 trường hợp nói trên, không được lợi dụng các trường hợp
đó để dễ làm ăn tuỳ tiện, lẩn trốn trách nhiệm.
Cả 3 trường hợp được miễn ký kết
hợp đồng kinh tế, khi có tranh chấp,. vẫn được xét xử theo chế độ, thể lệ hiện
hành và bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế.
3- Giá trị pháp lý của hợp đồng
kinh tế ký kết khi có số kiểm tra. phải ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ khi có
số kiểm tra là để gắn liền kế hoạch với thị trường, lấy đó làm căn cứ để xác dịnh
các chỉ tiêu kế hoạch sát với yêu cầu và khả năng thực tế. Nó còn có tác dụng
làm cho các bên ký kết có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ngay từ tháng đầu,
quý đầu của năm kế hoạch, khắc phục tình trạng chờ đợi ký kết hợp đồng kinh tế
thường xảy ra từ trước đến nay.
Hợp đồng kinh tế được ký kếtt
sau khi có số kiểm tra là hợp đồng chính thức. Khi chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước
được ban hành, các hợp đồng đó sẽ được điều chỉnh hoặc được bổ sung theo chỉ
tiêu kế hoạch sửa đổi những điểm cụ thể hay cụ thể hoá thêm cho rõ ràng đầy đủ.
Căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết,
các bên ký kết xúc tiến ngay việc chuản bị thực hiện, không phải chờ đến khi có
kế hoạch chính thức. Khi bắt đầu năm kế hoạch mà chưa có kế hoạch chính thức
thì các hợp đồng được ký kết trước sẽ có giá trị pháp lý cho đến khi có kế hoạch
chính thức. Trong phạm vi nông nghiệp phải sản xuất theo đúng thời vụ, nên các
hợp đồng kinh tế phải được ký kết tước thời vụ sản xuất và có giá trị thực hiện
ngay.
4- Từ chối trì hoãn ký kết hợp đồng
kinh tế
Ký kết hợp đồng kinh tế là một kỷ
luật bắt buộc. Khi một bên đã trực tiếp thương lượng với bên kia mà bên kia
chính thức trả lời không ký hoặc để quá kỳ hạn quy định cho việc ký kết hợp đồng
đã có đầy đủ điều kiện, kể cả đã có sự chỉ đạo thống nhất của 2 cơ quan quản lý
cấp trên mà vẫn không chịu tiến hành ký kết hợp đồng thì bị coi là từ chối ký kết
hợp đồng kinh tế . Lảng tránh ký kết, giữ im lặng không trả lời những đề nghị
ký kết, lần lữa, kéo dài kỳ hạn ký kết mà không có lý do chính đáng thì gọi là
trì hoãn ký kết.
Từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng
kinh tế cũng như ký thấp hơn chỉ tiêu pháp lệnh, ký kéo dài kỳ hạn thực hiện chỉ
tiêu kế hoạch vi phạm các hợp đồng kinh tế được ký kết, đều bị Hội đồng trọng
tài kinh tế xét xử.
Khi xảy ra từ chối, trì hoãn ký
kết hợp đồng kinh tế, nếu bên đề nghị đã cố gắng thuyết phục, thương lượng với
bên kia và các cơ quan quản lý có thẩm quyền đã có quyết định giải quyết mà
không có kết quả thì bên bị từ chối, trì hoãn ký kết phải khiếu nại đến Hội đồng
trọng tài kinh tế.
5- Nội dung các hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là một văn bản
pháp lý nên nội dung hợp đồng phải hết sức rõ ràng, cụ thể, chính xác. Đó là những
căn cứ để thực hiện hợp đồng kinh tế đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách
nhiệm khi xảy ra vụ vi phạm. Cụ thể và chính xác có nghĩa là làm sao để cùng một
câu, một ý mà các bên ký kết đều có một quan điểm thống nhất, tránh được tình
trạng mỗi bên giải thích một cách có lợi cho mình nhưng lại làm thiệt hại cho
bên cùng ký kết. ngoài ra, nội dung này còn phải được hai bên bàn bạc dân chủ,
thành thật trao đổi thông cảm lẫn nhau trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa,
lường trước các khó khăn để có biện pháp giải quyết, chứ không bên nào được lợi
dụng ưu thế của mình để bắt buộc bên cùng ký kết chấp nhận những điều kiện
không thoả đáng. Điều 10 của điều lệ quy định nội dung hợp đồng không được in sẵn
cũng là để đảm bảo tinh thần trên.
Nội dung không được in sẵn nghĩa
là không được in sẵn những điều khoản mà hai bên cần có sự bàn bạc chứ không có
nghĩa là không được in sẵn các tiêu đề, các mẫu hợp đồng, các công việc giao dịch
có tính chất ổn định, các biện pháp thực hiện thường xuyên không có thay đổi.
Những hợp đồng không ghi các điểm
quy định ở mục a, b, của Điều 11 bản điều lệ, không ghi số lượng, chất lượng,
giá cả (giá đơn vị và tổng giá trị) phương thức thanh toán đều coi là không hợp
lệ.
Thủ trưởng đơn vị ký kết có
trách nhiệm ký vào bản hợp đồng kinh tế. Thủ trưởng đơn vị có thể uỷ quyền cho
người khác ký thay nhưng giấy uỷ quyền phải do thủ trưởng trực tiếp ký, không
ai được ký thay thế.
Trong hợp đồng kinh tế, ngoài chữ
ký của thủ trưởng của các bên ký kết (hoặc người được uỷ quyền) còn phải có chữ
ký của kế toán trưởng với nhiệm vụ đảm bảo vốn để thanh toán và trả phạt, trả bồi
thường. Chữ ký của kế toán trưởng bảo đảm hợp đồng đã được kiểm tra kỹ lưỡng,
nó gắn liền kế toán trưởng với thủ trưỏng trong việc chịu trách nhiệm về mặt vật
chất và hiệu lực của hợp đồng.
Đối với cơ quan Nhà nước, các tổ
chức kinh tế chưa có kế toán trưởng thì trưởng phòng tài vụ phải ký vào hợp đồng.
Những hợp đồng kinh tế của các đơn vị bộ đội, đơn vị công an vũ trang cũng phải
có chữ ký của người phụ trách tài vụ cuả đơn vị theo quy định phân cấp của Bộ
Quốc phòng và của Bộ tư lệnh công an nhân dân.
6-Phạt và bồi thường
Điều 19 của bản điều lệ đã quy định
tiền phạt thì trích ở quỹ phúc lợi và nộp vào ngân sách Nhà nước, còn tiền bồi
thường thì hạch toán vào chi phí quản lý xí nghiệp.
Quy định trên áp dụng đối với
các đơn vị hạch toán kinh tế khu vực quốc doanh còn đối với khu vực kinh tế tập
thể thì sẽ có văn bản riêng.
Trong khi chờ đợi văn bản này được
ban hành, mỗi khi xét xử một vụ tranh chấp có liên quan đến một bên là xí nghiệp
quốc doanh, một bên là hợp tác xã hoặc tổ sản xuất, thì đối với xí nghiệp quốc
doanh nhất thiết phải áp dụng điều 19 nói trên còn đối với hợp tác xã, tổ sản
xuất thì Hội đồng trọng tài kinh tế địa phương xin ý kiến Uỷ ban hành chính tỉnh
quyết định trích ở quỹ nào. Hướng giải quyết này cũng áp dụng cả với vụ tranh
chấp hoặc vi phạm giữa các hợp tác xã có ký kết hợp đồng kinh tế với nhau.
IV- TỔ CHỨC THỰC
HIỆN BẢN ĐIỀU LỆ VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Trên đây là một số điểm hướng dẫn
thực hiện bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Những phần có liên quan đến
công tác kế hoạch hoá, tài chính, ngân hàng, giá cả sẽ có các Thông tư liên bộ
giải thích thêm. Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước yêu cầu các Bộ, Tổng cục,
các Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố và Hội đồng trọng tài kinh tế các ngành,
các cấp kịp thời phổ biến đến tận cơ sở thuộc mình quản lý để mọi người quán
triệt đầy đủ tinh thần và nội dung của bản điều lệ. Điều lệ không chỉ đề cập đến
những đường lối mà xác định nhiều biện pháp thực hiện, góp phần cải tiến công
tác quản lý kinh tế, cải tiến công tác kế hoạch hoá, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, thiết thực phục vụ cho kế hoạch Nhà nước năm 1975 và kế hoạch dài hạn
5 năm tới.
Việc chấp hành bản điều lệ này
đòi hỏi vừa phải kết hợp vận dụng đường lối chính sách một cách sáng tạo trong
hoàn cảnh nền kinh tế của ta còn nhiều khó khăn, vừa phải đấu tranh khắc phục
phương thức quản lý hành chính, cung cáp, xoá bỏ tư tưởng cục bộ, bản vị, gia
đình chủ nghĩa.
Đây là một bản điều lệ vận dụng
cho một thời gian dài mà trước mắt việc chấp hành có thể có những trở ngại nhất
định,. Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước đề nghị thủ trưởng các ngành, các cấp
và yêu cầu Hội đồng trọng tài kinh tế Bộ, Tổng cục, Tỉnh, thành phố cứ mạnh dạnh
vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nếu có mắc mứu xin kịp thời phản ánh về Hội đồng
trọng tài kinh tế Nhà nước giải quyết hoặc trình Chính phủ bổ sung điều lệ.
Đối với các vụ tranh chấp có
liên quan đến các hợp đồng kinh tế được ký kết trong các năm trước thì vẫn phải
vận dụng điều lệ này nhưng có chiếu cố đến tình hình cụ thể trước đây. Vì bản
điều lệ có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ban hành nên trong việc chuẩn bị
cho kế hoạch năm 1976 tới đây, nhất thiết phải chấp hành điều lệ về chế độ hợp
đồng kinh tế này một cách nghiêm chỉnh.