Quyết định 358-CP năm 1979 về Điều lệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đối với tiểu công nghiệp vả thủ công nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 358-CP |
Ngày ban hành | 03/10/1979 |
Ngày có hiệu lực | 03/10/1979 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Lĩnh vực | Thương mại |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 358-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1979 |
Căn cứ vào điều lệ về chế độ
hợp đồng kinh tế do nghị định số 54-CP ngày 10-3-1975 của Hội đồng Chính phủ
ban hành;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đối với tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.
Điều 2. – Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước, thủ trưởng các ngành có liên quan ở trung ương và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VẬT
TƯ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI TIỂU CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo quyết định số 358-CP ngày 03-10-1979 của Hội đồng Chính
phủ)
- Đề cao trách nhiệm của các bên có liên quan để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước;
- Phục vụ và thúc đẩy sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo đúng phương hướng, nhiệm vụ, quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước; ổn định sản xuất và cải thiện đời sống cho những người là nghề tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp;
- Bảo đảm Nhà nước nắm chắc được nguồn hàng tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp thuộc danh mục sản phẩm do Nhà nước quản lý để đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, tăng thêm hàng hóa xuất khẩu, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa các cơ quan đặt hàng với các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là bên đặt hàng và bên sản xuất) phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về hợp đồng kinh tế.
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, bên đặt hàng và bên sản xuất có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các điều đã cam kết. Khi có khó khăn, phải kịp thời thông báo để cùng nhau bàn biện pháp khắc phục.
Điều 3. – Bên đặt hàng có nhiệm vụ:
a) Thông báo cho bên sản xuất biết những quy định của Nhà nước có liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, đồng thời trực tiếp bàn với bên sản xuất nội dung hợp đồng sẽ ký kết. Căn cứ vào chính sách của Nhà nước về cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng cho các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp , thông báo cho bên sản xuất biết những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng Nhà nước có thể cung ứng được;
b) Cung ứng những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng đã được thỏa thuận theo hợp đồng và hướng dẫn bên sản xuất sử dụng những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng ấy đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức;
c) Tiếp nhận sản phẩm và thanh toán sòng phẳng đúng như hợp đồng đã ký kết.
Điều 4. – Bên sản xuất có nhiệm vụ:
a) Cùng bên đặt hàng bàn bạc và ký kết hợp đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của Ủy ban nhân dân huyện hoặc cấp tương đương giao. Nếu có khó khăn, phải cùng bên đặt hàng tìm cách khắc phục; trường hợp không giải quyết được thì phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với những mặt hàng sản xuất ngoài nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, bên sản xuất được trực tiếp ký thẳng với bên đặt hàng, sau đó báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện biết;
b) Bảo quản và sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng được Nhà nước cung ứng và phải hết sức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng của Nhà nước. Không được tự động thay thế bằng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng xấu hơn, không được dùng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng của Nhà nước để mua bán, trao đổi hoặc nhượng lại cho cơ sở khác;
c) Giao nộp sản phẩm đúng số lượng, chất lượng, quy cách, thời gian , địa điểm và đúng các điều khoản khác đã ghi trong hợp đồng.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 358-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1979 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào điều lệ về chế độ
hợp đồng kinh tế do nghị định số 54-CP ngày 10-3-1975 của Hội đồng Chính phủ
ban hành;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đối với tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.
Điều 2. – Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước, thủ trưởng các ngành có liên quan ở trung ương và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T.M.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VẬT
TƯ VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỐI VỚI TIỂU CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo quyết định số 358-CP ngày 03-10-1979 của Hội đồng Chính
phủ)
- Đề cao trách nhiệm của các bên có liên quan để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước;
- Phục vụ và thúc đẩy sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo đúng phương hướng, nhiệm vụ, quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước; ổn định sản xuất và cải thiện đời sống cho những người là nghề tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp;
- Bảo đảm Nhà nước nắm chắc được nguồn hàng tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp thuộc danh mục sản phẩm do Nhà nước quản lý để đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, tăng thêm hàng hóa xuất khẩu, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa các cơ quan đặt hàng với các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là bên đặt hàng và bên sản xuất) phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về hợp đồng kinh tế.
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, bên đặt hàng và bên sản xuất có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các điều đã cam kết. Khi có khó khăn, phải kịp thời thông báo để cùng nhau bàn biện pháp khắc phục.
Điều 3. – Bên đặt hàng có nhiệm vụ:
a) Thông báo cho bên sản xuất biết những quy định của Nhà nước có liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, đồng thời trực tiếp bàn với bên sản xuất nội dung hợp đồng sẽ ký kết. Căn cứ vào chính sách của Nhà nước về cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng cho các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp , thông báo cho bên sản xuất biết những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng Nhà nước có thể cung ứng được;
b) Cung ứng những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng đã được thỏa thuận theo hợp đồng và hướng dẫn bên sản xuất sử dụng những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng ấy đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức;
c) Tiếp nhận sản phẩm và thanh toán sòng phẳng đúng như hợp đồng đã ký kết.
Điều 4. – Bên sản xuất có nhiệm vụ:
a) Cùng bên đặt hàng bàn bạc và ký kết hợp đồng nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất của Ủy ban nhân dân huyện hoặc cấp tương đương giao. Nếu có khó khăn, phải cùng bên đặt hàng tìm cách khắc phục; trường hợp không giải quyết được thì phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với những mặt hàng sản xuất ngoài nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, bên sản xuất được trực tiếp ký thẳng với bên đặt hàng, sau đó báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện biết;
b) Bảo quản và sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng được Nhà nước cung ứng và phải hết sức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng của Nhà nước. Không được tự động thay thế bằng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng xấu hơn, không được dùng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng của Nhà nước để mua bán, trao đổi hoặc nhượng lại cho cơ sở khác;
c) Giao nộp sản phẩm đúng số lượng, chất lượng, quy cách, thời gian , địa điểm và đúng các điều khoản khác đã ghi trong hợp đồng.
Chương 2
NỘI DUNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
- Số lượng, chất lượng sản phẩm, thời gian bảo hành, giá cả, địa điểm, thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm;
- Điều kiện bên đặt hàng cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng;
- Cách thức lập hóa đơn và thanh toán;
- Trách nhiệm vật chất nếu hợp đồng bị vi phạm;
- Một số điểm khác có liên quan đến hợp đồng.
b) Có thể ký hợp đồng kinh tế một năm, nửa năm, một quý, một vụ, một tháng. Nhà nước khuyến khích ký kết hợp đồng kinh tế dài hạn đối với những mặt hàng ổn định của các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.
Tùy tình hình và khả năng cụ thể, bên sản xuất và bên đặt hàng có thể thỏa thuận ký kết những hợp đồng ngoài chỉ tiêu kế hoạch (mặt hàng đột xuất, sản xuất đơn chiếc hoặc với khối lượng ít, mặt hàng không cần dùng đến nguyên liệu, vật liệu do Nhà nước quản lý) với điều kiện không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao và không trái với các chế độ, thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế.
Điều 6. – Căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế:
a) Nhiệm vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân huyện hoặc cấp tương đương giao;
b) Các đơn đặt hàng ngoài nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước;
c) Các chế độ, thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế.
Điều 7. - Người có đủ tư cách ký hợp đồng:
a) Bên đặt hàng là thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có thể ủy quyền cho cán bộ có trách nhiệm trong đơn vị ký thay, nhưng người chịu trách nhiệm vẫn là thủ trưởng đơn vị.
b) Bên sản xuất là chủ nhiệm hợp tác xã (hoặc phó chủ nhiệm nếu chủ nhiệm vắng mặt), tổ trưởng tổ sản xuất, chủ hộ cá thể được phép kinh doanh (không được ủy quyền cho người khác ký thay).
c) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu tổ chức hoặc người ký tên trong hợp đồng có thay đổi thì tổ chức mới, người mới được thay thế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nếu tổ chức mới, người mới không chịu trách nhiệm về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đó nữa, thì hợp đồng phải được thanh lý; người đã ký hợp đồng phải chịu trách nhiệm về việc thanh lý hợp đồng.
Điều 14. – Cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng:
a) Bên đặt hàng có trách nhiệm cung ứng những loại nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng đã thỏa thuận theo hợp đồng. Việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng được tiến hành theo các hình thức sau đây:
- Giao nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng tại địa điểm sản xuất (hoặc địa điểm khác do hai bên thỏa thuận). Tiền mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng và chi phí vận tải được thanh toán theo thể lệ hiện hành.
- Cấp phiếu cung ứng để bên sản xuất tự đi mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng ở các công ty, các cửa hàng của Nhà nước, nhưng phải quản lý chặt chẽ, tránh để lọt nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng ra ngoài. Bên đặt hàng thanh toán tiền mua nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng và các chi phí vận tải.
- Cấp giấy giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi để bên sản xuất tổ chức khai thác, thu mua những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng mà Nhà nước không thống nhất quản lý. Bên sản xuất chịu mọi chi phí về tổ chức khai thác thu mua theo thể lệ hiện hành và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý thị trường của Nhà nước.
b) Cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng theo đúng giá cả và định mức của Nhà nước. Nếu chưa có định mức thì các bên căn cứ vào thực tế sản xuất mà thỏa thuận một định mức trên nguyên tắc vừa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, vừa bảo đảm hết sức tiết kiệm vật tư của Nhà nước.
c) Cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng phải theo đúng quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Nếu không cung ứng được nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng theo đúng quy cách, phẩm chất nói trên, thì hai bên thỏa thuận thay thế bằng vật tư khác. Nếu không thay thế được hai bên phải điều chỉnh số lượng, quy cách, phẩm chất, giá cả sản phẩm, thời gian giao hàng cho phù hợp.
d) Giao nhận nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng phải đúng số lượng, quy cách phẩm chất, địa điểm và thời gian đã ghi trong hợp đồng, bảo đảm sản xuất không gián đoạn. Khi giao nhận nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng phải cân, đong, đo, đếm và kiểm tra chất lượng. Nếu giao bằng hòm kiện thì tính theo số lượng ghi trên hòm kiện. Khi mở hòm kiện thấy có nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng hoặc không đúng quy cách phẩm chất thì phải lập biên bản được chính quyền hoặc công an cấp xã, tiểu khu hoặc phường xác nhận và phải báo ngay cho bên cung ứng. bên sản xuất phải giữ nguyên hòm, kiện, hiện vật và các giấy tờ có liên quan.
Khi bên sản xuất khiếu nại về cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng không đúng hợp đồng, bên đặt hàng phải đến tận nơi xem xét, giải quyết kịp thời, chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo.
đ) Trong trường hợp cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng chậm, gây thiệt hại cho bên sản xuất, cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng không đúng quy cách phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hoặc thay đổi nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng làm tăng chi phí sản xuất, v.v… thì bên đặt hàng phải gánh chịu các chi phí đó. Nếu thời hạn giao nhận hàng chậm trễ tương ứng với thời gian cung ứng nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng bị gián đoạn thì bên giao hàng không phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó.
e) Khi kết thúc hợp đồng bên sản xuất phải thanh toán đầy đủ với bên đặt hàng về số nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng (do bên đặt hàng cung ứng) đã sử dụng. Số vật tư còn lại kể cả những nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng dôi thừa do tiết kiệm được trong sản xuất đều thuộc quyền quản lý của bên đặt hàng. Bên sản xuất được thưởng về thành tích tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng theo chế độ hiện hành.
Điều 15. - Điều kiện giao nhận sản phẩm:
a) Bên sản xuất phải đóng gói hoặc sắp xếp, chuẩn bị điều kiện cần thiết để việc giao sản phẩm được nhanh gọn, chu đáo, an toàn.
b) Địa điểm giao nhận là nơi sản xuất. Trường hợp giao nhận tại nơi khác thì do hai bên thỏa thuận. Chi phí vận chuyển hàng hóa do bên đặt hàng chịu trách nhiệm thanh toán.
c) Khi giao nhận sản phẩm phải kiểm tra kỹ số lượng và chất lượng, đối chiếu với mẫu hàng, bản vẽ và các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
d) Nếu sản phẩm giao không đủ số lượng theo thời hạn ghi trong hợp đồng, bên đặt hàng định thời gian buộc bên sản xuất phải giao đủ hoặc lập biên bản thiếu hàng để làm căn cứ khi thanh toán và xử lý. Nếu hàng giao không đúng quy cách, phẩm chất, bên sản xuất phải sửa chữa lại và chịu mọi chi phí về việc sửa chữa hàng kém phẩm chất. Thời gian phải sửa chữa xong do bên đặt hàng ấn định. Hàng đã sửa chữa nhưng vẫn không đạt yêu cầu thì thanh toán theo phẩm cấp hai bên thỏa thuận (hàng tốt giá cao, hàng xấu giá thấp). Nếu cố tình làm ra hàng kém phẩm chất để bên đặt hàng không nhận được, rồi đem tiêu thụ ở thị trường tự do thì phải bị truy tố trước tòa án theo pháp luật hiện hành.
đ) Sau khi giao nhận sản phẩm ở nơi sản xuất, bên đặt hàng phải chuyển hàng đi nơi khác. Trường hợp chưa chuyển đi được, nếu bên sản xuất có chỗ chứa hàng thì bên sản xuất bảo quản giúp trong một thời gian do hai bên thỏa thuận; bên đặt hàng chịu mọi chi phí cho thuê kho bảo quản hàng. Trong thời gian bảo quản giúp nếu để mất mát, hư hỏng hàng (trừ trường hợp hàng hư hỏng, xuống phẩm chất vì các nguyên nhân khách quan, không phải do bên sản xuất gây ra), thì bên sản xuất phải chịu trách nhiệm. Nếu bên đặt hàng không đến nhận sản phẩm theo đúng hạn đã thỏa thuận và việc này gây thiệt hại cho bên sản xuất thì bên đặt hàng phải bồi thường thiệt hại đó.
a) Không được thanh toán tiền trước khi nhận sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, phụ tùng;
b) Giao nhận hàng đợt nào phải làm ngay hóa đơn đợt ấy. Sau khi nhận hàng thì viết ngay hóa đơn;
c) Phải theo đúng chế độ quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước. Sau khi có hóa đơn, bên đặt hàng phải thanh toán đúng hạn tiền mua hàng cho bên sản xuất. Trong trường hợp hàng nhận nhiều lần có thể gộp nhiều hóa đơn thanh toán một lần nhưng ngày thanh toán chậm nhất cũng không được quá 15 ngày tính từ ngày ký nhận hóa đơn đầu.
d) Nếu một bên chậm thanh toán, bên kia có quyền đòi thanh toán và nếu bị từ chối thì có quyền căn cứ vào chứng từ để yêu cầu ngân hàng thanh toán theo quy định của Nhà nước.
Điều 17. - Việc điều chỉnh, hủy bỏ và thanh lý hợp đồng theo các quy định sau đây:
a) Chỉ được phép điều chỉnh hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế đã ký kết khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
- Nhiệm vụ sản xuất được cấp có thẩm quyền ra lệnh điều chỉnh;
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thấy xuất hiện những khả năng, biện pháp thực hiện hợp đồng tốt hơn những điều kiện đã ghi trong hợp đồng cũ;
- Do có sự thay đổi nhu cầu, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho nền kinh tế quốc dân;
- Gặp khó khăn khách quan, các bên liên quan đã bàn bạc cố gắng giải quyết nhưng không có cách gì khắc phục.
b) Trong tất cả các trường hợp, việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ hợp đồng không được gây khó khăn, trở ngại đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước.
Bên đề xuất ra việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ hợp đồng phải kịp thời và trục tiếp bàn bạc với bên cùng ký kết để giải quyết các hậu quả do việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ hợp đồng gây ra và phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đó.
Các cá nhân thuộc bên đặt hàng đã tích cực đóng góp vào việc hoàn thành tốt hợp đồng cũng được bên đặt hàng xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.
- Nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế từ 2 đến 5 phần nghìn (5o/oo) của giá trị hợp đồng nhưng mức thấp nhất không dưới 50 đồng;
- Bồi thường thiệt hại thực tế cho bên cùng ký kết. Mức thiệt hại thực tế mà hai bên không tính toán được thì do hội đồng trọng tài kinh tế quyết định;
- Nộp phạt vi phạm chế độ quản lý kinh tế (như các trường hợp để mất mát vật tư hàng hóa, cắt xén vật tư hàng hóa, sử dụng vào mục đích riêng, bán sản phẩm ra thị trường tự do để kiếm lợi…).Tiền phạt tính theo giá trị vật tư sản phẩm bán trên thị trường tự do ở nơi xảy ra vi phạm sau khi đã trừ giá trị vật tư hàng hóa ấy bán theo giá Nhà nước;
- Đơn vị có lỗi vi phạm hợp đồng không được xét duyệt hoàn thành kế hoạch hàng năm;
- Nếu nguyên nhân phạm lỗi là do cơ quan kinh doanh cấp trên gây ra thì cơ quan này cũng phải chịu xử phạt và bồi thường như đơn vị kinh tế cơ sở.
Tiền phạt và tiền bồi thường được trích nộp như sau:
Đối với các đơn vị hạch toán kinh tế:
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng trích ở quỹ phúc lợi hoặc tiền lãi của bên vi phạm và nộp vào ngân sách địa phương;
- Tiền bồi thường trích ở quỹ sản xuất của bên có lỗi nộp cho bên bị thiệt hại;
- Tiền phạt vi phạm chế độ quản lý kinh tế trích ở quỹ sản xuất của bên vi phạm và nộp vào ngân sách địa phương.
Đối với các đơn vị dự toán:
Tiền nộp phạt và tiền bồi thường trích vào hạng mục kinh phí được cấp để chi vào mục đích thi hành hợp đồng kinh tế. Nếu hạng mục kinh phí này đã hết hoặc không đủ thì trích vào tổng số kinh phí được cấp.
b) Những cá nhân phạm lỗi để gây ra vụ vi phạm hợp đồng, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, thì tùy theo trường hợp nặng nhẹ, nhẹ phải chịu một hoặc các hình thức xử phạt sau đây:
- Phạt tiền trừ vào tiền lương cá nhân từ 1 đến 2 tháng lương chính và trừ dần hàng tháng từ 10% đến 30% số tiền phạt;
- Bị thi hành kỷ luật hành chính;
- Bị truy tố trước tòa án theo pháp luật hiện hành.
Nếu có chiếm dụng trái phép vật tư, hàng hóa thì phải bồi hoàn theo quyết định xét xử của hội đồng trọng tài kinh tế có thẩm quyền.
Đối với chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã hoặc các cá nhân khác trong hợp tác xã có lỗi gây ra thiệt hại cho hợp tác xã thì đại hội xã viên hợp tác xã sẽ quyết định số tiền mà các cá nhân đó phải nộp phạt bồi thường thiệt hại.
Hội đồng trọng tài kinh tế quyết định các mức xử phạt cụ thể đối với những cá nhân phạm lỗi, đồng thời kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để thi hành. Các cơ quan này có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh kiến nghị ấy và thông báo cho hội đồng trọng tài kinh tế biết kết quả.
c) Các hộ sản xuất cá thể có lỗi để gây ra vụ vi phạm hợp đồng cũng phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo các quy định trên.
Trong trường hợp một bên đương sự không đồng ý với quyết định xét xử của hội đồng trọng tài kinh tế, thì có quyền kháng cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các vụ kháng cáo là quyết định cuối cùng.
Quyết định của hội đồng trọng tài kinh tế hoặc của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có hiệu lực thi hành ngay sau khi xét xử. Nếu đương sự không chấp hành quyết định này thì hồ sơ được chuyển tới viện kiểm sát nhân dân hoặc tòa án nhân dân để xét xử theo pháp luật.
Các quyết định xét xử của hội đồng trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố hay của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đều phải được gửi lên Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước. Nếu thấy việc xét xử chưa phù hợp với các quy định hiện hành, Chủ tịch Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn xử lại.
Điều 21. – Cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị ký kết hợp đồng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị cơ sở để giải quyết kịp thời, đúng đắn các công việc có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế trong ngành tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp;
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế cơ sở ký kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế;
- Chỉ đạo các đơn vị kinh tế cơ sở chấp hành kỷ luật hợp đồng;
- Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị kinh tế cơ sở thi hành nghiêm chỉnh các quyết định xét xử của hội đồng trọng tài kinh tế.
Điều 22. - Bản điều lệ này có giá trị thi hành từ ngày ban hành.
Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thi hành bản điều lệ này trong các đơn vị kinh tế thuộc quyền quản lý của ngành hoặc của địa phương.