Thông tư 52-TC/CSTC-1996 hướng dẫn thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 52-TC/CSTC |
Ngày ban hành | 12/09/1996 |
Ngày có hiệu lực | 12/09/1996 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Tài chính nhà nước |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52-TC/CSTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 1996 |
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:
1- Toàn bộ khoản thu về xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính như tiền phạt, tiền bán đấu giá đối với tang vật bị xử lý tịch thu sung công quỹ, tang vật không biết rõ chủ sở hữu đã quá thời hạn thông báo ... là khoản thu của ngân sách Nhà nước, phải được nộp vào ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước.
2- áp dụng thống nhất biên lai thu tiền phạt và chứng từ xử lý tang vật tịch thu sung công quỹ.
Biên lai thu tiền phạt và chứng từ xử lý tang vật tịch thu công quỹ do Bộ tài chính thống nhất phát hành. Việc quản lý và sử dụng các loại biên lai này được thực hiện theo chế độ quản lý ấn chỉ thuế của Bộ tài chính.
3- Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định khác) có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt theo hình thức phạt tiền (VNĐ, ngoại tệ) phải có trách nhiệm nộp tiền phạt đúng nơi quy định đã ghi trong quyết định xử phạt, thời gian tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
4- Thông tư này áp dụng chung đối với các hành vi vi phạm hành chính. Không áp dụng đối với việc thu và sử dụng tiền phạt theo các nghị định của Chính phủ: Nghị định 36/CP ngày 29-5-1995 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội và Nghị định 22/CP ngày 17-4-1996 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế (đã có thông tư hướng dẫn riêng).
A/ THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN TIỀN PHẠT DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
1- Căn cứ thu tiền phạt.
Căn cứ để thu tiền phạt là quyết định xử phạt hoặc quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết xử lý vi phạm trong từng lĩnh vực.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm, mức phạt ....
a/ Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu và tổ chức việc thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Việc thu tiền phạt phải thuận tiện cho người vi phạm nộp tiền phạt; công bố công khai phương thức và điểm thu tiền phạt trên phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt và nhân dân được biết.
c/ Kho bạc Nhà nước, cơ quan được uỷ nhiệm quyền thu tiền phạt, khi thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho người vi phạm để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt.
e/ Cuối mỗi ngày, người thu tiền phạt phải lập bảng kê biên lai thu tiền phạt và lập chứng từ nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước thông qua kho bạc Nhà nước.
3- Quy định điểm nộp phạt:
a/ Người vi phạm có quyền đề nghị lựa chọn điểm nộp tiền phạt trong phạm vi cả nước, nhưng phải đảm bảo thời hạn nộp tiền phạt không quá 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
b/ Trường hợp người vi phạm không thực hiện việc nộp tiền phạt vào kho bạc Nhà nước theo quy định tại quyết định xử phạt, sẽ bị cưỡng chế thi hành theo Điều 55 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Nếu áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng thì người ra quyết định xử phạt gửi công văn tới cơ quan đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc gửi công văn tới ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản để thông báo thi hành việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm. Cơ quan quản lý người vi phạm hoặc ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản khi nhận được giấy báo của cơ quan có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm khấu trừ tiền phạt và nộp vào kho bạc Nhà nước thay cho người bị phạt.
Trường hợp người vi phạm không làm việc tại cơ quan, không mở tài khoản tại ngân hàng thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản cá nhân có giá trị tương đương mức phạt. Giá trị của tài sản bị thu do cơ quan giám định Nhà nước giám định.
4- Mọi trường hợp phạt sai, phạt không đúng thẩm quyền, phạt quá mức quy định hoặc thu tiền không đúng quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt và người thu tiền phạt đều bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải thực hiện đúng theo quy định xử phạt tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm trong từng lĩnh vực. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định phạt quá mức phạt theo quy định mà người bị phạt đã nộp tiền vào kho bạc Nhà nước, người ra quyết định xử phạt phải ra quyết định xử phạt lại thay thế quyết định cũ và gửi công văn đề nghi cho kho bạc Nhà nước. Cơ quan kho bạc Nhà nước căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại để xử lý thoái trả tiền phạt.
B/ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN THU VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH.