Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 4/TT-1975 quy định tạm thời về chế độ đối với giáo viên giảng dạy trong các Trường Đại học sư phạm do Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu 4/TT
Ngày ban hành 27/02/1975
Ngày có hiệu lực 27/02/1975
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Hồ Trúc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4/TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 1975

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 4/TT NGÀY 27-2-1975 QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trên cơ sở quyết định 644/QĐ, ngày 10-10-1970 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quy định chế độ lao động đối với giáo viên đại học, Bộ Giáo dục ra thông tư hướng dẫn thực hiện thống nhất vấn đề này trong tất cả các Trường Đại học sư phạm như sau:

I- NHIỆM VỤ VÀ THỜI GIAN CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN ĐẠI HỌC

Một năm có 52 tuần lễ, trừ 6 tuần lễ cho các công việc: 4 tuần nghie hè, 2 tuần nghỉ các ngày lễ lớn và tiến hành các đại hội trong năm, còn lại 46 tuần lễ phân phối cho các nhiệm vụ công tác sau đây:

1- Nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên, gồm có 26 tuần lễ, để tiến hành việc lên lớp (giảng lý thuyết, hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm ....); một số công việc trước và sau khi lên lớp (soạn bài, chuẩn bị thực hành, thực tập, sinh hoạt bộ môn, dự giờ, thăm lớp lẫn nhau, giúp học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chấm bài, coi thi, chấm thi, đi thực tế nhà trường phổ thông ...) tham gia giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện về nghề nghiệp, xây dựng tập thể học sinh.

2- Nhiệm vụ học tập, bồi dưõng, nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, gồm có 12 tuần lễ.

3- Nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất theo tinh thần chỉ thị 237/TTg, ngày 1-12-1970 của Thủ tướng Chính phủ, gồm 6 tuần lễ.

4- Nhiệm vụ tập luyện quân sự gồm có 2 tuần lễ lấy trong thời gian làm việc và một số thời gian khác ngoài giờ chính quyền.

5- Ngoài các nhiệm vụ chính trên đây, mỗi giáo viên còn có nhiệm vụ tham gia một số công tác chính quyền, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN ĐẠI HỌC

1- Giờ tiêu chuẩn lên lớp giảng dạy (quy ra giờ lý thuyết).

a) Giáo viên dạy các môn Văn học, Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Tâm lý - giáo dục học mỗi năm lên lớp từ 180 giờ đến 200 giờ.

b) Giáo viên dạy các môn Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, các môn khác ở khoa Kỹ thuật công nghiệp, và nông nghiệp, các môn văn hoá chung ở Trường Đại học sư phạm ngoại ngữ, mỗi năm lên lớp 230-250 giờ.

Mức tối đa áp dụng cho những giáo viên có trên 5 năm công tác ở trường đại học và những giáo viên có trình độ trên đại học ( phó tiến sĩ, tiến sĩ) ; mức tối thiểu áp dụng cho những giáo viên có từ 5 năm công tác ở trường đại học trở xuống, tính đến ngày được công nhận giảng dạy chính thức.

c) Giáo viên giảng dạy môn Ngoại ngữ ở trường chuyên ngữ mỗi năm lên lớp 270 giờ. Đối với những giáo viên được phân công giảng dạy ở các lớp năm thứ 5 (có số giờ giảng dạy ở các lớp này từ 1/4 số giờ tiêu chuẩn nói trên trở lên) thì mỗi năm lên lớp 230 giờ.

d) Giáo viên dạy Ngoại ngữ ở trường không chuyên ngữ mỗi năm lên lớp 360 giờ. Nếu dạy ở các lớp chuyên tu thì mỗi năm lên lớp 330 giờ.

e) Giáo viên dạy các môn quân sự; Thể dục, Nhạc, Hoạ, Nữ công.... mỗi tuần lên lớp 14 giờ (một năm 420 giờ), kể cả lý thuyết và thực hành.

Ngoài số giờ tiêu chuẩn nói trên, những giáo viên dạy các môn này còn có nhiệm vụ phân công nhau, chăm lo công tác nếp sống quân sự, chăm lo phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ và công tác đối với nữ sinh trong toàn trường.

f) Giáo viên đang thời gian tập sự, hàng năm tham gia giảng dạy từ 1/5 -1/4số giờ tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy các môn ở nhóm a, b; không quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn đối với giáo viên ở nhóm 2/3 số giờ tiêu chuẩn đối với giáo viên ở nhóm d, e nói ở trên.

i) Nữ giáo viên đã xây dựng gia đình hàng năm được giảm 1/10 số giờ tiêu chuẩn của mình.

2- Quy đổi các loại giờ khác ra giờ lý thuyết.

- Các loại giờ chữa bài tập trên lớp: 1,5 giờ dạy trên lớp tính là 1 giờ lý thuyết.

- Giờ hướng dẫn thí nghiệm và thực hành: 1,5 giờ hướng dẫn tính là một giờ lý thuyết, nếu không có nhân viên phụ tá.

- Hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp (không kể thảo luận tối): 1,5 giờ hướng dẫn tính là một giờ lý thuyết.

- Hướng dẫn học sinh đi thực tập sư phạm tập trung, đi tham quan thực tế có nội dung rèn luyện "tay nghề" cho học sinh, được tính 9 giờ lý thuyết/ tuần, đối với đoàn viên và 12 giờ lý thuyết/tuần, đối với giáo viên làm trưởng đoàn.

Ngoài nhiệm vụ giúp đỡ học sinh thực tập, đây còn là một công tác thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy cuả tất cả giáo viên các Trường sư phạm. Đo đó, hàng năm, nhà trường phải có kế hoạch để bố trí cho mọi giáo viên đều có thời gian thâm nhập thực tế nhà trường phổ thông, coi đây là một nhiệm vụ của người giáo viên sư phạm.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập lớn, quy định:

[...]