Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 6-TT-1975 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên BTVH nghiệp dư nông thôn do Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu 6-TT
Ngày ban hành 09/04/1975
Ngày có hiệu lực 24/04/1975
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục
Người ký Nguyễn Văn Huyên
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số:6-TT

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 1975

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 6-TTNGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1975 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN BTVH NGHIỆP DƯ NÔNG THÔN

Để đảm bảo cho công tác bổ túc văn hoá phát triển mạnh mẽ, vững chắc, đáp ứng được yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết 22 và chỉ thị 208 của Trung ương Đảng, ngành học bổ túc văn hoá phải có một đội ngũ giáo viên bổ túc văn hoá vững và mạnh. Đặc biệt là ở vùng nông thôn rộng lớn, đội ngũ giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư cũng phải được tiếp tục củng cố, phát triển và không ngừng bồi dưỡng về nghiệp vụ.

Để khuyến khích đội ngũ giáo viên nói trên phát huy hết khả năng và nhiệt tình công tác, ngày 17-5-1961 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thông tư số 195-TTg quy định chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên bổ túc văn hoá công tác ở cơ quan xí nghiệp, công, nông, lâm trường. Tiếp đó, Liên bộ Giáo dục - Tài chính đã có thông tư số 54-TT/LB ngày 15-12-1961 hướng dẫn thực hiện. Ngày 13-7-1968, Hội dồng Chính phủ lại ban hành chỉ thị số 110-CP quy định: "giáo viên dạy bổ túc văn hoá ở nông thôn, ở cơ quan, xí nghiệp là lực lượng đông đảo những người vừa sản xuất hoặc công tác, vừa tham gia dạy bổ túc văn hoá. Đội ngũ này cần được ổn định không nên thay đổi nhiều và cần được bồi dưỡng về phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy bổ túc văn hoá. Thù lao hàng tháng cho anh chị em do người học đóng góp bằng công điểm hoặc bằng tiền; nếu không có đủ thì cơ quan, xí nghiệp cần trích quỹ xí nghiệp để trả thêm, nơi nào không có quỹ xí nghiệp thì quỹ công đoàn đài thọ, ở nông thôn thì quỹ công ích của hợp tác xã đài thọ...".

Ngày 3-12-1973, Bộ Giáo dục ban hành quy chế trường bổ túc văn hoá tại chức ở nông thôn (quyết định số 1251-QĐ) cũng là nhằm đảm bảo phong trào bổ túc văn hoá ở nông thôn phát triển vững chắc, ổn định.

Nay Bộ Giáo dục có sự thoả thuận của Uỷ ban Nông nghiệp trung ương, căn cứ vào các chế độ, chính sách đối với giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư nông thôn đã được Chính phủ quy định tại các văn bản nói trên, hướng dẫn thêm phần nội dung các chế độ, chính sách đó để các địa phương thực hiện.

I - CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN BỔ TÚC VĂN HOÁ NGHIỆP DƯ NÔNG THÔN

1. Về nguyên tắc: Số ngày giờ dạy bổ túc văn hoá và tham gia lao động sản xuất hàng năm là do yêu cầu của chương trình học và kế hoạch giảng dạy bổ túc văn hoá của từng địa phương quy định. Số ngày công nghĩa vụ của giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư được tính cả số ngày lao động nông nghiệp và số ngày lao động giảng dạy, soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học, dự hội nghị chuyên môn, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

2. Về cụ thể:

- Giáo viên cấp I, cứ 1 giờ dạy trên lớp phải có 1 giờ soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học.

- Giáo viên cấp 2, cứ 1 giờ dạy trên lớp phải có một giờ rưỡi soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học. Riêng giáo viên dạy môn văn phải có 2 giờ soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học.

Hàng năm, ngoài số giờ lên lớp giảng dạy, soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học, giáo viên bổ túc văn hoá cấp 1, cấp 2 được 16 buổi (mỗi buổi 4 giờ) để sinh hoạt tổ giáo viên, hội đồng chuyên môn, kiến tập, thực tập, 20 buổi để sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, chuẩn bị năm học mới và được từ 15 đến 20 ngày đi dự lớp bồi dưỡng huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ do cấp trên tổ chức.

II - QUYỀN LỢI CỦA GIÁO VIÊN BỔ TÚC VĂN HOÁ NGHIỆP DƯ NÔNG THÔN

1. Quyền lợi về tinh thần.

a) Giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư được dự các buổi hội nghị phổ biến hoặc nghiên cứu học tập các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước do xã tổ chức cho cán bộ xã.

b) Được đào tạo, bồi dưỡng và nghiệp vụ do cơ quan giáo dục cấp trên tổ chức;

c) Nếu trình độ văn hoá còn thấp thì được ưu tiên xét chọn đi học các trường bổ túc văn hoá cấp 2, 3 tại chức trong huyện;

d) Hàng năm được nhận xét thành tích công tác, dự bình bầu các danh hiệu thi đua và xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.

2. Quyền lợi về vật chất.

Cần đảm bảo đời sống cho giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư như cán bộ khác trong xã, đãi ngộ cho xứng đáng với nhiệm vụ công tác được giao, tránh tình trạng thu nhập kinh tế, đời sống, sinh hoạt thua kém các cán bộ khác của xã.

a) Các giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư (kể cả giáo viên các trường phổ thông tham gia dạy bổ túc văn hoá ngoài giờ quy định) công tác và giảng dạy được hưởng bằng tiền như sau:

- Mỗi giờ giáo viên lên lớp dạy các lớp cấp 1 được hưởng O,30 đồng;

- Mỗi giờ giáo viên lên lớp dạy các lớp cấp 2 được hưởng 0,60 đồng:

- Giáo viên dạy cấp 1. cứ 2 giờ sinh hoạt chuyên môn và họp bàn các công tác khác của bổ túc văn hoá được hưởng bằng 1 giờ dạy trên lớp cấp 1:

- Giáo viên dạy cấp 2: cứ 3 giờ sinh hoạt chuyên môn hoặc họp bàn các công tác khác được hưởng tiền bằng 1 giờ dạy trên lớp cấp 2.

(Thông tư 54-TT/LB ngày 15-12-1961 của Liên Bộ Giáo dục - Tài chính; chỉ thị số 110-CP ngày 13-7-1968 của Chính phủ; Quy chế ban hành theo quyết định số 1251-QĐ ngày 3-12-1973 và thông tư số 16-TT ngày 14-6-1962 của Bộ Giáo dục).

b) Lương thực.

Dù trả thù lao cho giáo viên bổ túc văn hoá nghiệp dư bằng tiền, các cấp chính quyền và hợp tác xã phải đảm bảo cho họ về mặt lương thực như các cán bộ khác trong xã.

[...]