BỘ
THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
|
Số:
36/2009/TT-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ
VÔ TUYẾN ĐIỆN CỰ LY NGẮN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính,
Viễn thông ngày 25 tháng 05 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô
tuyến điện;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về điều kiện
kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn có công suất hạn
chế, ít khả năng gây nhiễu có hại được sử dụng có điều kiện.
Thông tư này áp dụng đối với các
tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết
bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện.
Điều 2. Điều
kiện chung
1. Thiết bị vô tuyến điện cự ly
ngắn đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và khai thác theo các Phụ lục tương ứng (từ
Phụ lục 1 đến Phụ lục 10) của Thông tư này được sử dụng có điều kiện và không cần
giấy phép tần số vô tuyến điện.
2. Đối với thiết bị vô tuyến điện
không đáp ứng đúng các điều kiện kỹ thuật và khai thác theo các Phụ lục tương ứng
(từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 10) của Thông tư này, tổ chức, cá nhân chỉ được phép
sử dụng khi có giấy phép tần số vô tuyến điện.
3. Các thiết bị vô tuyến điện cự
ly ngắn không được gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến điện đã được cấp
giấy phép tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện được cơ quan quản lý cho
phép hoạt động và phải chấp nhận nhiễu từ các thiết bị vô tuyến điện khác.
Trong trường hợp thiết bị vô tuyến
điện cự ly ngắn gây nhiễu có hại, tổ chức, cá nhân phải ngừng ngay việc sử dụng
và chỉ được hoạt động trở lại khi can nhiễu đã được khắc phục.
4. Các thiết bị vô tuyến điện cự
ly ngắn phải chấp nhận nhiễu do các thiết bị ứng dụng trong công nghiệp, khoa học
và y tế (ISM) gây ra khi dùng chung các băng tần sau đây dành cho ISM:
a) Băng tần 13,553 ÷ 13,567 MHz;
b) Băng tần 26,957 ÷ 27,283 MHz;
c) Băng tần 40,66 ÷ 40,70 MHz;
d) Băng tần 2400 ÷ 2500 MHz;
e) Băng tần 5725 ÷ 5875 MHz;
f) Băng tần 24000 ÷ 24500 MHz;
5. Việc sản xuất, nhập khẩu thiết
bị vô tuyến điện cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện phải tuân theo các quy định
của pháp luật về nhập khẩu, chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn.
6. Thiết bị vô tuyến điện cự ly
ngắn được sử dụng có điều kiện phải tuân theo các điều kiện về tần số và giai
đoạn phát xạ được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
Điều 3. Điều
kiện kỹ thuật và khai thác đối với từng loại thiết bị vô tuyến điện cụ thể
Điều kiện kỹ thuật và khai thác
đối với từng loại thiết bị vô tuyến điện cụ thể được quy định tại các Phụ lục
sau đây của Thông tư này:
Phụ lục 2:
|
Điện thoại không dây
|
Phụ lục 3:
|
Hệ thống liên lạc dành cho thiết
bị y tế cấp phép (MICS) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép
(MITS)
|
Phụ lục 4:
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
(RFID)
|
Phụ lục 5:
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
Phụ lục 6:
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
Phụ lục 7:
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
Phụ lục 8:
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
Phụ lục 9:
|
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
|
Phụ lục 10:
|
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây
|
Điều 4. Tổ
chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 và thay thế Quyết định số 47/2006/QĐ-BBCVT
ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc ban
hành “Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện
cự ly ngắn được sử dụng có điều kiện”.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục
Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông, tổ chức và cá nhân sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô
tuyến điện cự ly ngắn chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền
thông để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Như Khoản 2 Điều 4;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ TT&TT;
- Lưu: VT, CST.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Nam Thắng
|
PHỤ LỤC 1
ĐIỀU KIỆN VỀ TẦN SỐ VÀ CÁC GIỚI HẠN PHÁT XẠ ĐỐI VỚI THIẾT
BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN CỰ LY NGẮN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
|
TẦN
SỐ
|
PHÁT
XẠ CHÍNH (công suất phát tối đa)
|
PHÁT
XẠ GIẢ (công suất tối đa hoặc độ suy giảm phát xạ tối thiểu)
|
LOẠI
THIẾT BỊ HOẶC ỨNG DỤNG
|
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
115 ÷ 150 kHz
|
≤ 4,5 mW ERP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 1i
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
2
|
10,2 ÷ 11 MHz
|
≤ 4 µW ERP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 1i
|
Thiết bị âm thanh không dây
dùng cho trợ thính
|
3
|
13,553 ÷ 13,567 MHz
|
≤ 4,5 mW ERP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 1i
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
4
|
26,957 ÷ 27,283 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
5
|
29,7 ÷ 30,0 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
|
6
|
34,995 ÷ 35,225 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
7
|
40,02 ÷ 40,98 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Điều khiển máy bay mô hình
(Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)
|
8
|
40,66 ÷ 40,7 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
9
|
40,50 ÷ 41,00 MHz
|
≤ 10 µW ERP
|
≥ 32 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Các ứng dụng y tế và sinh học
(Thuộc loại thiết bị đo từ xa vô tuyến điện)
|
10
|
43,71 ÷ 44,00 MHz
46,60 ÷ 46,98 MHz
48,75 ÷ 49,51 MHz
49,66 ÷ 50MHz
|
≤ 183 µW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị điện thoại không dây
|
11
|
50,01 ÷ 50,99 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Điều khiển máy bay mô hình
(Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)
|
12
|
72,00 ÷ 72,99 MHz
|
≤ 1 W ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Điều khiển máy bay mô hình
(Thuộc loại Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện)
|
13
|
88 ÷ 108 MHz
|
≤ 3 µW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3 m
|
Thiết bị âm thanh không dây
(loại trừ thiết bị phát FM cá nhân)
|
≤ 20 nW ERP
|
Thiết bị phát FM cá nhân (Thuộc
loại Thiết bị âm thanh không dây)
|
14
|
146,35 ÷ 146,5 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
15
|
182,025 ÷ 182,975 MHz
|
≤ 30 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
16
|
216 ÷ 217 MHz
|
≤ 10 µW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Các ứng dụng y tế và sinh học
(Thuộc loại Thiết bị đo từ xa vô tuyến)
|
17
|
217,025 ÷ 217,975 MHz
|
≤ 30 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
18
|
218,025 ÷ 218,475 MHz
|
≤ 30 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
19
|
240,15 ÷ 240,30 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
20
|
300,00 ÷ 300,33 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
21
|
312 ÷ 316 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến
điện
|
22
|
401 ÷ 406 MHz
|
≤ 25 µW ERP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 2 iii
|
Hệ thống liên lạc dành cho thiết
bị y tế cấy ghép (MICS)
|
23
|
401 ÷ 402 MHz
403,5 ÷ 403,8 MHz
405 ÷ 406 MHz
|
≤ 100 nW ERP
|
Hệ thống đo lường dành cho thiết
bị y tế cấy ghép (MITS)
|
24
|
433,05 ÷ 434,79 MHz
|
≤ 10 mW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị điều khiển từ xa vô
tuyến điện
|
|
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
|
25
|
444,4 ÷ 444,8 MHz
|
≤ 100 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện
|
26
|
470,075 ÷ 470,725
|
≤ 10 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
27
|
482,19 ÷ 488,00 MHz
|
≤ 30 mW ERP
|
≥ 40 dBc ở đầu ra của máy phát
|
Thiết bị âm thanh không dây
|
28
|
821 ÷ 822 MHz
|
≤ 183 µW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị điện thoại không dây
|
29
|
866 ÷ 868 MHz
|
≤ 500 mW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
|
30
|
920 ÷ 925 MHz
|
≤ 50 mW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
|
31
|
924 ÷ 925 MHz
|
≤ 183 µW ERP
|
≥ 32 dBc ở cự ly 3m
|
Thiết bị điện thoại không dây
|
32
|
2400 ÷ 2483,5 MHz
|
≤ 10 mW EIRP và ≤ 10 mW/100KHz
EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế FHSS hoặc ≤ 10 mW/1MHz EIRP đối với
thiết bị sử dụng điều chế khác
|
Theo giới hạn phát xạ giả 4v
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii sử dụng kỹ thuật trải phổ
|
10 mW EIRP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi
|
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây
|
Theo giới hạn phát xạ giả 2 iii
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
33
|
5150 ÷ 5250 MHz
|
≤ 200 mW EIRP và ≤ 10 mW/MHz
|
Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
34
|
5250 ÷ 5350 MHz
|
≤ 200 mW EIRP và ≤ 10 mW/MHz
|
Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
35
|
5470 ÷ 5725 MHz
|
≤ 1 W EIRP và ≤ 50 mW/MHz
|
Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
36
|
5725 ÷ 5850 MHz
|
≤ 1 mW EIRP và ≤ 50 mW/MHz
|
Theo giới hạn phát xạ giả 6 vii
|
Thiết bị mạng nội bộ không dây
(WLAN)
|
25 mW EIRP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 2 iii
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
37
|
10,5 ÷ 10,55 GHz
|
≤ 100 mW EIRP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi
|
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây
|
38
|
24 ÷ 24,25 GHz
|
≤ 100 mW EIRP
|
Theo giới hạn phát xạ giả 5 vi
|
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây
|
Các loại thiết bị, ứng dụng
khác ii
|
i Theo giới hạn phát
xạ giả 1: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.1 Phụ lục 4 hoặc
tại điểm 3.2.1 Phụ lục 5 hoặc tại điểm 3.2.1 của Phụ lục 7 của Thông tư này.
ii Các loại thiết bị,
ứng dụng khác: các loại thiết bị cự ly ngắn đáp ứng đúng các điều kiện quy định
tại các cột A, B, C tương ứng là thiết bị được sử dụng có điều kiện không cần
các quy định riêng khác.
iii Theo giới hạn phát
xạ giả 2: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2 Phụ lục 3 của
Thông tư này
iv Theo giới hạn phát
xạ giả 3: Giới hạn phát xạ giả được quy định như sau:
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz;
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 4 nW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 2 nW
- Các tần số khác nhỏ hơn 1000
MHz:
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 250 nW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 2 nW
- Các tần số khác lớn hơn 1000
MHz:
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 1 µW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 20 nW
v Theo giới hạn phát
xạ giả 4: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.1 Phụ lục 8 của
Thông tư này.
vi Theo giới hạn phát
xạ giả 5: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.1 Phụ lục 10 của
Thông tư này.
vii Theo giới hạn phát
xạ giả 6: các giới hạn phát xạ giả được quy định tại điểm 3.2.2 Phụ lục 8 của
Thông tư này.
PHỤ LỤC 2
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI ĐIỆN THOẠI
KHÔNG DÂY ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị điện thoại không dây gồm
khối trung tâm và khối di động liên kết với nhau bằng sóng vô tuyến điện. Thiết
bị điện thoại không dây được kết nối với mạng điện thoại công cộng qua giao diện
tương tự hai dây.
Khối trung tâm (còn gọi là trạm
gốc hoặc máy mẹ): được đặt cố định và đấu nối với hai dây điện thoại cố định của
mạng điện thoại công cộng (PSTN); sử dụng anten tích hợp. Anten tích hợp là
anten được thiết kế cố định, bố trí bên trong hoặc bên ngoài thiết bị và là một
phần của thiết bị.
Khối di động (có thể có nhiều khối
di động, còn gọi là máy con): máy cầm tay sử dụng anten tích hợp. Khối di động
mang số thuê bao điện thoại của khối trung tâm.
Trong Phụ lục này thiết bị điện
thoại không dây không bao gồm đầu cuối di động của các hệ thống thông tin di động
tế bào số và các hệ thống thông tin di động số hoặc tương tự có kênh điều khiển
vô tuyến từ trạm trung tâm như các hệ thống CT1, CT2, DECT, WLL.
Thiết bị điện thoại không dây được
sử dụng có điều kiện tại các băng tần quy định tại điểm 2 phải đảm bảo đúng các
điều kiện tại điểm 3 và 4 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị điện thoại không dây được
sử dụng có điều kiện tại các cặp băng tần tương ứng dành cho khối trung tâm và
khối di động sau đây:
|
Khối trung tâm
|
Khối di động
|
2.1
2.2
2.3
|
43,71 ÷ 44,00 MHz;
46,60 ÷ 46,98 MHz;
821 ÷ 822 MHz.
|
48,75 ÷ 49,51 MHz;
49,66 ÷ 50 MHz;
924 ÷ 925 MHz.
|
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần
cụ thể như sau:
183 µW ERP tại các băng tần 43,71
÷ 44,00 MHz; 48,75 ÷ 49,51 MHz; 46,60 ÷ 46,98 MHz; 49,66 ÷ 50 MHz; 821 ÷ 822
MHz; 924 ÷ 925 MHz.
3.2. Phát xạ giả:
Tại các băng tần 43,71 ÷ 44,00
MHz; 48,75 ÷ 49,51 MHz; 46,60 ÷ 46,98 MHz; 49,66 ÷ 50 MHz; 821 ÷ 822 MHz; 924 ÷
925 MHz; Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không được nhỏ hơn 32 dBc
ở cự ly 3 m.
4. Các điều kiện khác
4.1. Các thiết bị điện thoại
không dây chỉ được sử dụng phương thức phát thoại điều tần (F3E) hoặc điều pha
(G3E).
PHỤ LỤC 3
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG LIÊN LẠC
DÀNH CHO THIẾT BỊ Y TẾ CẤY GHÉP (MICS), HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG DÀNH CHO THIẾT BỊ Y TẾ
CẤY GHÉP (MITS) ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Hệ thống liên lạc dành cho thiết
bị y tế cấy ghép, sau đây gọi là MICS (Medical Implant Communications Systems)
và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép, sau đây gọi là MITS
(Medical Implant Telemetry Systems), là hệ thống bao gồm thiết bị y tế cấy ghép
trong cơ thể người và thiết bị liên lạc vô tuyến bên ngoài dùng để trao đổi dữ
liệu với thiết bị cấy ghép trong khoảng cách 2m, sau đó dữ liệu được truyền tới
trung tâm xử lý và đến bác sỹ thông qua mạng viễn thông.
Trong hệ thống MICS, thiết bị cấy
ghép và thiết bị liên lạc vô tuyến có trao đổi dữ liệu hai chiều. Trong hệ thống
MITS, chỉ có truyền dữ liệu một chiều từ thiết bị cấy ghép tới thiết bị liên lạc
vô tuyến tại các thời điểm đã lập trình trước.
Thiết bị MICS và MITS được sử dụng
có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này
phải đảm bảo đúng các điều kiện tại các điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
2.1. Thiết bị MICS được hoạt động
có điều kiện tại băng tần: 401 ÷ 406 MHz.
2.1.1. Độ rộng kênh chiếm dụng
không được lớn hơn 300 kHz.
2.1.2. Thiết bị MICS phải có ít
nhất 9 kênh tần số được phân bố trên toàn bộ đoạn băng tần 401 ÷ 406 MHz.
2.2. Thiết bị MITS được hoạt động
có điều kiện tại băng tần: 401 ÷ 402 MHz; 403,5 ÷ 403,8 MHz; 405 ÷ 406 MHz.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính:
3.1.1. Thiết bị MICS: Công suất ERP
của phát xạ chính không được lớn hơn 25 µW.
3.1.2. Thiết bị MITS: Công suất
ERP của phát xạ chính không được lớn hơn 100 nW.
3.2. Phát xạ giả:
Chế độ hoạt động:
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW.
- Các tần số khác dưới 1000 MHz:
250 nW.
- Các tần số f > 1000 MHz:
1µW
Chế độ chờ:
- Tần số f ≤ 1000 MHz: 2 nW
- Tần số f > 1000 MHz: 20 nW.
4. Các điều kiện khác
4.1. Thiết bị MICS phải dùng giao
thức truyền dẫn sau khi nghe (Listen Before Transmit).
4.2. Thiết bị MICS chỉ được phát
khi có sự điều khiển từ bên ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện các
sự cố có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khỏe của người bệnh, thiết bị
MICS được phép truyền số liệu tức thời.
PHỤ LỤC 4
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NHẬN DẠNG
VÔ TUYẾN ĐIỆN (RFID) ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
(RFID – Radio Frequency Identification) sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng,
theo dõi, quản lý hàng hóa, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị
nhận dạng vô tuyến điện bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao
diện vô tuyến:
- Thẻ vô tuyến (RF tag) mang
chip điện tử, có hoặc không có nguồn điện, được gắn trên đối tượng cần nhận dạng.
Chip điện tử chứa thông tin về đối tượng đó.
- Thiết bị đọc (RF Reader) phát
ra tần số nhất định để kích hoạt thẻ vô tuyến và thẻ vô tuyến sẽ phát ra thông
tin của thẻ. Thông tin này được đầu đọc thu lại và chuyển tới hệ thống xử lý số
liệu.
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
được sử dụng có điều kiện khi hoạt động trên các băng tần quy định tại điểm 2 của
Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại các điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục
này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện
được sử dụng có điều kiện tại các băng tần:
2.1. 115 ÷ 150 kHz với tần số
trung tâm là 125 kHz và 134,2 kHz;
2.2. 13,553 ÷ 13,567 MHz với tần
số trung tâm là 13,56 MHz
2.3. 433,05 ÷ 434,79 MHz với tần
số trung tâm là 433,92 MHz.
2.4. 866 ÷ 868 MHz với tần số
trung tâm của kênh thứ n được tính theo công thức: 865,9 MHz + 0,2 MHz * n; n =
1 ÷ 10
2.5. 920 ÷ 925 MHz với băng
thông lớn nhất cho phép của kênh nhảy tần ở mức suy giảm 20 dB là 500 kHz.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần
cụ thể như sau:
3.1.1. 4,5 mW ERP tại băng tần
115 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz.
3.1.2. 10 mW ERP tại băng tần
433,05 ÷ 434,79 MHz.
3.1.3. 500 mW ERP tại băng tần
866 ÷ 868 MHz; 920 ÷ 925 MHz.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 115 ÷ 150
kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz:
Chế độ hoạt động:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 27
dBµA/m giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-3,5 dB µA/m.
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz; 4nW.
- Các tần số khác giữa 30 MHz và
1000 MHz: 250 nW
Chế độ chờ:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 6
dB µA/m giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-24,5 dB µA/m.
- Tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz:
2nW
3.2.2. Tại băng tần 433,05 ÷
434,79 MHz; 866 ÷ 868 MHz; 920 ÷ 925 MHz; độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ
chính không được nhỏ hơn 32 dBc tại khoảng cách 3m.
4. Các điều kiện khác
4.1. Thiết bị nhận dạng vô tuyến
điện hoạt động trong băng tần 920 ÷ 925 MHz phải sử dụng phương pháp điều chế
trải phổ nhảy tần.
PHỤ LỤC 5
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CẢNH
BÁO VÀ PHÁT HIỆN VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện bao gồm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển được kết nối với
nhau qua giao diện vô tuyến.
Một số loại thiết bị cảnh báo và
phát hiện vô tuyến điện điển hình: thiết bị chống trộm, thiết bị phát hiện chuyển
động.
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định
tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 của Phụ lục
này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị cảnh báo và phát hiện
vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện tại các băng tần:
2.1. 115 ÷ 150 kHz
2.2. 13,553 ÷ 13,567 MHz
2.3. 29,7 ÷ 30,0 MHz
2.4. 146,35 ÷ 146,5 MHz
2.5. 240,15 ÷ 240,3 MHz
2.6. 300 ÷ 300,33 MHz
2.7. 312 ÷ 316 MHz
2.8. 444,4 ÷ 444,8 MHz
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần
cụ thể như sau:
3.1.1. 4,5 mW ERP tại băng tần
115 ÷ 150 kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz.
3.1.2. 100mW ERP tại các băng tần
29,7 ÷ 30,0 MHz; 146,35 ÷ 146,5 MHz; 240,15 ÷ 240,3 MHz; 300 ÷ 300,33 MHz; 312
÷ 316 MHz; 444,4 ÷ 444,8 MHz.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 115 ÷ 150
kHz và 13,553 ÷ 13,567 MHz:
Chế độ hoạt động:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 27 dBµA/m
giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-3,5 dBµA/m.
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW.
- Các tần số khác giữa 30 MHz và
1000 MHz: 250 nW
Chế độ chờ:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 6
dB µA/m giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-24,5 dB µA/m.
- Tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz:
2nW
3.2.2. Tại các băng tần 29,7 ÷
30,0 MHz; 146,35 ÷ 146,5 MHz; 240,15 ÷ 240,3 MHz; 300 ÷ 300,33 MHz; 312 ÷ 316
MHz; 444,4 ÷ 444,8 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ
hơn 40 dBc ở đầu ra của máy phát.
PHỤ LỤC 6
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ÂM
THANH KHÔNG DÂY ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị âm thanh không dây bao gồm
các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện để truyền dẫn âm thanh hoặc tín hiệu
âm thanh đã qua điều chế ở cự ly ngắn.
Một số loại thiết bị âm thanh
không dây điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay,
tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính.
Thiết bị âm thanh không dây được
sử dụng có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ
lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
2.1. Thiết bị âm thanh không dây
được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:
2.1.1. 10,2 ÷ 11 MHz (chỉ dùng
cho ứng dụng trợ thính)
2.1.2. 40,66 ÷ 40,70 MHz
2.1.3. 80 ÷ 108 MHz
2.1.4. 182,025 ÷ 182,975 MHz
2.1.5. 217,025 ÷ 217,975 MHz
2.1.6. 218,025 ÷ 218,475 MHz
2.1.7. 470,075 ÷ 470,725 MHz
2.1.8. 482,19 ÷ 488,00 MHz
2.2. Phân kênh và độ rộng kênh tần
số
2.2.1. Đoạn băng tần 482,19 ÷
488,00 MHz được phân kênh với tần số trung tâm như sau:
2.2.1.1. 482,19 MHz
2.2.1.2. 483,24 MHz
2.2.1.3. 483,42 MHz
2.2.1.4. 487,00 MHz
2.2.1.5. 488,00 MHz
2.2.2. Đoạn băng tần 470,075 ÷
470,725 MHz được phân kênh với tần số trung tâm như sau:
2.2.2.1. 470,075 MHz
2.2.2.2. 470,150 MHz
2.2.2.3. 470,375 MHz
2.2.2.4. 470,625 MHz
2.2.2.5. 470,725 MHz
2.2.3. Tại các đoạn băng tần còn
lại trong điểm 2.1 của Phụ lục này: độ rộng kênh không được lớn hơn 200 kHz và
phải nằm trọn trong phạm vi các đoạn băng tần được phép hoạt động nêu tại điểm
này.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất phát
của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng với các băng tần
sau:
3.1.1. 4 µW EIRP trong băng tần
10,2 ÷ 11 MHz.
3.1.2. 100mW ERP trong băng tần
40,66 ÷ 40,70 MHz.
3.1.3. Băng tần 88 ÷ 108 MHz:
3.1.3.1. 20 nW EIRP đối với máy
phát FM cá nhân.
3.1.3.2. 3µW ERP đối với các thiết
bị khác thuộc loại thiết bị âm thanh không dây được sử dụng có điều kiện.
3.1.4. 10 mW ERP trong băng tần
470,075 ÷ 470,725 MHz.
3.1.5. 30 mW ERP trong các băng
tần còn lại.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 88 ÷ 108
MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32dBc ở cự ly
3m.
3.2.2. Tại băng tần 10,2 ÷ 11
MHz:
Chế độ hoạt động:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 27
dBµA/m giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-3,5 dB µA/m.
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW.
- Các tần số khác giữa 30 MHz và
1000 MHz: 250 nW
Chế độ chờ:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 6
dB µA/m giảm 3dB/8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-24,5 dB µA/m.
- Tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz:
2nW
3.2.3. Tại các băng tần 40,66 ÷
40,70 MHz; 182,025 ÷ 182,975 MHz; 217,025 ÷ 217,975 MHz; 218,025 ÷ 218,475 MHz;
470,075 ÷ 470,725 MHz; 482,19 ÷ 488,00 MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát
xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra của máy phát.
4. Điều kiện khác
Máy phát FM cá nhân chỉ được sử
dụng băng tần 88 ÷ 108 MHz.
PHỤ LỤC 7
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỀU
KHIỂN TỪ XA VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến
điện bao gồm các thiết bị dùng sóng vô tuyến điện để điều khiển các mô hình, điều
khiển trong công nghiệp và gia dụng.
Một vài loại thiết bị điều khiển
từ xa vô tuyến điện điển hình: điều khiển mô hình trên không như máy bay mô
hình, điều khiển mô hình trên mặt đất, mặt nước như ôtô mô hình và tàu thủy mô
hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng như điều khiển đóng mở cửa ô tô
và garage.
Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến
điện được sử dụng có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm
2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến
điện được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:
2.1. 115 ÷ 150 kHz
2.2. 26,957 ÷ 27,283 MHz
2.3. 29,7 ÷ 30,0 MHz
2.4. 34,995 ÷ 35,225 MHz
2.5. 40,02 ÷ 40,98 MHz (chỉ dùng
cho điều khiển mô hình máy bay)
2.6. 40,66 ÷ 40,70 MHz
2.7. 50,01 ÷ 50,99 MHz (chỉ dùng
cho điều khiển mô hình máy bay)
2.8. 72,00 ÷ 72,99 MHz (chỉ dùng
cho điều khiển mô hình máy bay)
2.9. 312 ÷ 316 MHz
2.10. 433,05 ÷ 434,79 MHz.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát hoặc cường độ trường của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị
tương ứng với các băng tần sau:
3.1.1. 4,5 mW ERP trong băng tần
115 ÷ 150 kHz.
3.1.2. 100mW ERP trong băng tần
26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 34,995 ÷ 35,225 MHz; 40,02 ÷ 40,98 MHz;
40,66 ÷ 40,70 MHz; 40,77 ÷ 40,83 MHz; 50,01 ÷ 50,99 MHz; 312 ÷ 316 MHz.
3.1.3. 1 W ERP trong băng tần
72,00 ÷ 72,99 MHz (chỉ dùng cho điều khiển mô hình máy bay).
3.1.4. 10 mW ERP trong băng tần
433,05 ÷ 434,79 MHz.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 115 ÷ 150
kHz:
Chế độ hoạt động:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 27
dBµA/m giảm 3dB /8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-3,5 dB µA/m.
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: 4nW.
- Các tần số khác giữa 30 MHz và
1000 MHz: 250 nW
Chế độ chờ:
- Tần số 9 kHz ≤ f ≤ 10 MHz: 6
dB µA/m giảm 3dB /8 độ chia.
- Tần số 10 MHz ≤ f ≤ 30 MHz:
-24,5 dB µA/m.
- Tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1000 MHz:
2 nW
3.2.3. Trong băng tần 26,957 ÷
27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 34,995 ÷ 35,225 MHz; 40,02 ÷ 40,98 MHz; 40,66 ÷
40,70 MHz; 50,01 ÷ 50,99 MHz; 72,00 ÷ 72,99 MHz; 312 ÷ 316 MHz; 433,05 ÷ 434,79
MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không được nhỏ hơn 40 dBc ở đầu
ra của máy phát.
PHỤ LỤC 8
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ MẠNG NỘI
BỘ KHÔNG DÂY (WLAN) ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị mạng nội bộ không dây,
sau đây được gọi là “Thiết bị WLAN” (WLAN – Wireless Local Area Network), được
sử dụng để thiết lập mạng nội bộ vô tuyến thay cho việc sử dụng dây cáp.
Một số loại thiết bị WLAN điển
hình: điểm truy nhập (access point), bộ định tuyến không dây (wifi router), bộ điều
hợp mạng không dây (wifi card).
Thiết bị WLAN được sử dụng có điều
kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ lục này phải đảm
bảo đúng các điều kiện tại các điểm 3 và điểm 4 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị WLAN được sử dụng có điều
kiện tại các băng tần:
2.1. 2400 ÷ 2483,5 MHz
2.2. 5150 ÷ 5250 MHz
2.3. 5250 ÷ 5350 MHz
2.4. 5470 ÷ 5725 MHz
2.5. 5725 ÷ 5850 MHz.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát và mật độ phổ công suất của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị
tương ứng với các băng tần cụ thể như sau:
3.1.1. 100 mW EIRP trong băng tần
2400 ÷ 2483,5 MHz và 100 mW/100KHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế FHSS
hoặc 10 mW/1 MHz EIRP đối với thiết bị sử dụng điều chế khác.
3.1.2. 200 mW EIRP và 10 mW/MHz
trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz
3.1.3. 200 mW EIRP và 10 mW/MHz
trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz
3.1.4. 1 W EIRP và 50 mW/MHz tại
1 MHz bất kỳ trong băng tần 5470 ÷ 5725 MHz và băng tần 5725 ÷ 5850 MHz.
3.2. Phát xạ giả: Thiết bị WLAN
khi hoạt động tại các băng tần trên phải tuân thủ các giới hạn phát xạ giả của
Phụ lục này:
3.2.1 Tại băng tần 2400 ÷ 2483,5
MHz:
3.2.1.1. Phát xạ giả băng hẹp:
Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:
- Các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz:
-36 dBm
- Các tần số 1,8 MHz ≤ f ≤ 1,9
GHz; 5,15 GHz ≤ f ≤ 5,3 GHZ: -47 dBm
- Các tần số khác trong khoảng 1
GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -30 dBm
Chế độ chờ: Công suất phát
xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây.
- Các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz:
-57 dBm
- Các tần số 1 MHz ≤ f ≤ 12,75
GHz: -47 dBm
3.2.1.2. Phát xạ giả băng rộng:
Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:
- Các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz:
-86 dBm/Hz.
- Các tần số 1,8 MHz ≤ f ≤ 1,9
GHz; 5,15 GHz ≤ f ≤ 5,3 GHz: -97 dBm/Hz.
- Các tần số khác trong khoảng 1
GHz ≤ f ≤ 12,75 GHz: -80 dBm/Hz
Chế độ chờ: Công suất
phát xạ giả không vượt quá các giá trị tương ứng dưới đây:
- Các tần số 30 MHz ≤ f ≤ 1 GHz:
-107 dBm/Hz.
- Các tần số 1 GHz ≤ f ≤ 12,75
GHz:-97 dBm/Hz.
3.2.2. Tại các băng tần 5150 ÷
5250 MHz, 5250 ÷ 5350 MHz; 5470 ÷ 5725 MHz; 5725 ÷ 5850 MHz:
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz: -54 dBm
ERP (với băng thông 100 kHz).
- Các tần số khác giữa 30 MHz và
1000 MHz: -36 dBm ERP (với băng thông 100 kHz).
- Tần số 1 GHz ≤ f ≤ 26,5 GHz:
-30 dBm ERP (với băng thông 1 MHz)
4. Các điều kiện khác
4.1. Các thiết bị WLAN chỉ được
sử dụng ở trên mặt đất.
4.2. Các thiết bị WLAN hoạt động
trong băng tần 5150 ÷ 5250 MHz chỉ được sử dụng trong nhà (Indoor use).
4.3. Các hệ thống truy nhập vô
tuyến hoạt động trong băng tần 5250 ÷ 5350 MHz; 5470 ÷ 5725 MHz phải có khả
năng:
- Lựa chọn kênh tần số động
(DFS: Dynamic Frequency Selection)
- Điều khiển công suất máy phát
(TPC: Transmitter Power Control). Không bắt buộc áp dụng điều kiện này cho các
hệ thống truy nhập vô tuyến hoạt động trong băng tần 5470 ÷ 5725 MHz có công suất
nhỏ hơn 500 mW EIRP
4.4. Các thiết bị WLAN được sử dụng
cho mục đích cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy định về cung cấp dịch vụ của
Bộ Thông tin và Truyền thông.
PHỤ LỤC 9
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐO TỪ
XA VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
tự động hiển thị hoặc ghi lại các thông số đo lường và điều khiển các chức năng
của thiết bị khác qua giao diện vô tuyến.
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện được
sử dụng có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm 2 của Phụ
lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện
được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:
2.1. 26,957 ÷ 27,283 MHz
2.2. 29,70 ÷ 30,00 MHz
2.3. 40,50 ÷ 41,00 MHz (chỉ dùng
cho các ứng dụng y tế và sinh học)
2.4. 216 ÷ 217 MHz (chỉ dùng cho
các ứng dụng y tế và sinh học)
2.5. 433,05 ÷ 434,79 MHz
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất
phát hoặc cường độ trường của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị
tương ứng với các băng tần sau:
3.1.1. 100 mW ERP trong băng tần
26,957 ÷ 27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz.
3.1.2. 0,01mW ERP trong băng tần
40,5 ÷ 41,0 MHz; 216 ÷ 217 MHz.
3.1.3. 10 mW ERP tại băng tần
433,05 ÷ 434,79 MHz.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 26,957 ÷
27,283 MHz; 29,7 ÷ 30,0 MHz; 216 ÷ 217 MHz; 433,05 ÷ 434,79 MHz: Độ suy giảm
phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 40 dBc ở đầu ra máy phát.
3.2.2 Tại băng tần 40,50 ÷ 41,00
MHz: Độ suy giảm phát xạ giả so với phát xạ chính không nhỏ hơn 32 dBc ở cự ly
3m.
PHỤ LỤC 10
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN
HÌNH ẢNH KHÔNG DÂY ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Định nghĩa
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây (wireless video transmitter) dùng để truyền dữ liệu hình ảnh về hệ thống xử
lý qua giao diện vô tuyến.
Một số loại thiết bị truyền hình
ảnh không dây điển hình như: webcam không dây, camera không dây, thiết bị truyền
hình ảnh không dây qua giao diện cổng USB từ máy tính.
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây được sử dụng có điều kiện khi hoạt động tại các băng tần quy định tại điểm
2 của Phụ lục này phải đảm bảo đúng các điều kiện tại điểm 3 của Phụ lục này.
2. Điều kiện về tần số
Thiết bị truyền hình ảnh không
dây được sử dụng có điều kiện tại các băng tần sau:
2.1. 2400 ÷ 2483,5 MHz.
2.2. 10,50 ÷ 10,55 GHz
2.3. 24,00 ÷ 24,25 GHz.
3. Điều kiện về phát xạ
3.1. Phát xạ chính: Công suất phát
hoặc cường độ trường của phát xạ chính không được lớn hơn các giá trị tương ứng
với các băng tần sau:
3.1.1. 10 mW EIRP trong băng tần
2400 ÷ 2483,5 MHz;
3.1.2. 100 mW EIRP trong băng tần
24,00 ÷ 24,25 GHz; 10,50 ÷ 10,55 GHz.
3.2. Phát xạ giả:
3.2.1. Tại băng tần 2400 ÷
2483,5 MHz; 10,50 ÷ 10,55 GHz và 24,00 ÷ 24,25 GHz
- Tần số 47 MHz ≤ f ≤ 74 MHz;
87,5 MHz ≤ f ≤ 118 MHz; 174 MHz ≤ f ≤ 230 MHz; 470 MHz ≤ f ≤ 862 MHz:
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 4 nW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 2 nW
- Các tần số khác nhỏ hơn 1000
MHz:
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 250 nW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 2 nW
- Các tần số khác lớn hơn 1000
MHz:
+ Chế độ hoạt động: Công suất
phát xạ giả không vượt quá: 1 µW
+ Chế độ chờ: Công suất phát xạ
giả không vượt quá: 20 nW