Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Thông tư 34-TTg-1970 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 34-TTg
Ngày ban hành 11/03/1970
Ngày có hiệu lực 26/03/1970
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 1970 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH ĐẶT CÁC DANH HIỆU  VINH DỰ NHÀ NƯỚC: ANH HÙNG LAO ĐỘNG VÀ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Để động viên, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, Đảng và Nhà nước ta đã bốn lần mở Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua. Qua bốn kỳ Đại hội này và hai lần tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà nước đã tuyên dương 85 đơn vị anh hùng và 289 anh hùng. Đây là đội ngũ những tập thể và cá nhân lập được những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu và công tác, có đạo đức cách mạng, được đông đảo quần chúng tin yêu và học tập. Những tập thể và cá nhân đó đã nêu cao vai trò nòng cốt thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước tiến lên không ngừng. Từ thực tiễn đó của phong trào thi đua yêu nước và căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước ta, Hội đồng Chính phủ đã đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 15-01-1970, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh này và ngày 27-01-1970, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố.

Sự kiện này đánh dấu bước tiến bộ mới của phong trào thi đua, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công lao to lớn của nhân dân và của các lực lượng vũ trang nhân dân mà anh hùng là những người tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần động viên nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, ra sức lao động sản xuất nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Về nội dung bản pháp lệnh, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn một số điểm sau đây:

1. Về danh hiệu và đối tượng tặng danh hiệu anh hùng

Pháp lệnh này quy định hai danh hiệu sau đây là danh hiệu vinh dự Nhà nước:

- Anh hùng lao động

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Anh hùng lao động là danh hiệu lâu nay vẫn dùng, nay giữ nguyên. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là danh hiệu thay thế danh hiệu anh hùng quân đội cho phù hợp với những đối tượng khác nhau trong lực lượng vũ trang nhân dân. Những tập thể và cá nhân trước đây được tuyên dương là anh hùng quân đội nay thống nhất gọi là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đối tượng tặng danh hiệu Anh hùng lao động:

a) Những đơn vị sản xuất hoặc công tác như: nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, đoàn xe, đoàn tầu, đội cầu, đội phà, đoàn địa chất, hợp tác xã, bệnh viện, cửa hàng, trường học, cơ quan v .v…

Cũng có thể là nhà máy liên hợp hoặc công ty bao gồm nhiều đơn vị sản xuất khác nhau. Cũng có thể là những bộ phận nhỏ của những đơn vị sản xuất hoặc công tác đã nói ở trên như : tổ, đội sản xuất hoặc công tác, phân xưởng hoặc tổ chức tương đương.

b) Những công dân của nước Việt-nam dân chủ cộng hòa bất kỳ làm việc ở một ngành nào hoặc một lĩnh vực nào bao gồm: công nhân, xã viên, cán bộ, nhân viên, viên chức, kể cả cán bộ và công nhân trong các xí nghiệp quốc phòng và những người làm công tác văn học, nghệ thật.

Những người đã về hưu hoặc dưỡng lão…, nếu có đủ điều kiện cũng được xét.

Đối tượng tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:

a) Nói chung, tất cả các đơn vị và cá nhân trong lực lượng vũ trang nhân dân, bất kỳ công tác ở ngành nào, nếu có thành tích xứng đáng đều xét tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cụ thể là:

- Các đơn vị trong Quân đội nhân dân gồm cả ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ.

- Các đơn vị trong công an nhân dân bao gồm công an nhân dân vũ trang, cảnh sát nhân dân và  các lực lượng công an xã, xóm, bảo vệ xí nghiệp, cơ quan, dân phố.

- Cán bộ và chiến sĩ trong bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.

- Cán bộ và chiến sĩ trong công an nhân dân vũ trang và cảnh sát nhân dân.

- Đối với cán bộ và chiến sĩ dân quân, tự vệ và công an xã, xóm, bảo vệ xí nghiệp, cơ quan, dân phố thì tùy theo thành tích của họ mà xét tặng danh hiệu anh hùng lao động hoặc anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Những công dân khác gồm: những người không có trong lực lượng vũ trang nhân dân, nếu có đủ điều kiện như đã quy định trong điều 3, cũng được xét tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 Những đối tượng của cả hai loại danh hiệu nói trên bao gồm cả những người còn sống hoặc đã hy sinh.

Những ngoại kiều làm ăn sinh sống trên đất nước ta (ví dụ: các Hoa kiều), nếu có đủ điều kiện quy định, cũng được xét.

Riêng đối với các địa phương. Từ xã trở lên cho đến huyện, tỉnh, khu, thì tùy theo thành tích chủ yếu của địa phương đó là lao động sản xuất hay chiến đấu và phục vụ chiến đấu mà xét tặng là đơn vị anh hùng lao động hay đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Về tiêu chuẩn anh hùng.

[...]