Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 226-TC/TDT năm 1963 hướng dẫn việc phân cấp quản lý tài chính cho thị xã và thành phố thuộc tỉnh do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 226-TC/TDT
Ngày ban hành 06/06/1963
Ngày có hiệu lực 21/06/1963
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đào Thiện Thi
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 226-TC/TDT

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1963

 

THÔNG TƯ 

HƯỚNG DẪN VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO THỊ XÃ VÀ THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

-Các ông Chủ tịch Ủy ban hành chính và các khu tự trị Việt-bắc, Tây-bắc, các thành phố, các tỉnh và khu vực Vĩnh-linh;
-Các Sở, Ty Tài chính

 

Mấy năm gần đây, đi đôi với việc phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tình hình thu chi tài chính ở các thị xã và thành phố thuộc tỉnh cũng phát triển nhanh; mặt khác kinh nghiệm và khả năng quản lý tài chính của thị xã và thành phố thuộc tỉnh cũng được nâng lên nhiều. Tình hình trên đây cho thấy sự cần thiết phải mở rộng dần việc phân cấp quản lý tài chính xuống cho các thị xã và thành phố thuộc tỉnh, phát huy hơn nữa kết quả của việc phân cấp quản lý tài chính giữa trung ương và địa phương.

Trong luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ban hành ngày 10-11-1962 cũng nêu lên vấn đề: cấp thị xã và thành phố thuộc tỉnh cần có ngân sách riêng.

Để giúp cho các địa phương tiến hành được kết quả tốt, Bộ hướng dẫn dưới đây những điểm chính cần quán triệt trong khi thi hành chủ trương mở rộng dần việc phân cấp quản lý tài chính cho thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Mục đích, yêu cầu của việc mở rộng phân cấp quản lý tài chính cho thị xã và thành phố thuộc tỉnh là để làm cho: dưới sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của trung ương và của tỉnh, đề cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các thị xã và thành phố thuộc tỉnh, phát huy tính tích cực, chủ động trong việc quản lý tài chính, quản lý ngân sách phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, phát triển văn hóa của địa phương mình.

II. NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Về căn bản, việc phân cấp quản lý tài chính của tỉnh với thị xã và thành phố trực thuộc có thể vận dụng theo những nguyên tắc chính đã nêu lên ở thông tư số 736-TC-VP ngày 10-07-1959 của Bộ về việc phân cấp quản lý tài chính giữa trung ương và địa phương, nhưng cần chú ý những điểm cụ thể sau đây:

1. Về phân cấp quản lý dự toán.

Các cấp thị xã và thành phố thuộc tỉnh sẽ có ngân sách riêng, tức là được tỉnh giao cho một số khoản thu và đảm nhiệm một số khoản chi của thị xã và thành phố (sẽ nói rõ ở phần dưới); nhưng ngân sách của thị xã và thành phố vẫn nằm trong ngân sách của tỉnh, không tách ra thành một cấp tổng dự toán ngoài ngân sách tỉnh, như thế tức là sau khi phân cấp, ngân sách của tỉnh vẫn thể hiện đầy đủ như hiện nay, trong đó có chia ra hai phần: phần dự toán của tỉnh trực tiếp quản lý (các ngành, các huyện) và phần dự toán đã phân cấp cho thị xã và thành phố.

a) Xây dựng dự toán ngân sách.

Căn cứ tình hình cụ thể hiện nay, trong bước đầu phân cấp quản lý tài chính cho thị xã và thành phố, có thể giao cho thị xã và thành phố các khoản thu chi sau đây:

Về chi:

Loại 1 – Chi về kiến thiết kinh tế:

- Chi về công tác vệ sinh, cứu hỏa, điện đèn, duy trì, trông nom và tu sửa đường sá, cống rãnh trong thị xã và thành phố.

- Chi về một số xí nghiệp công tư hợp doanh, các ngành và một số xí nghiệp công nghiệp địa phương nhỏ có thể giao cho thành phố và thị xã.

- Chi về thủy lợi cho các xã nông nghiệp nằm trong thị xã và thành phố:

- Chi về vườn ươm thành phố;

- Chi về kiến thiết thành phố.

Loại II – Chi về văn xã:

- Chi về các xí nghiệp công tư hợp doanh ngành văn hóa;

- Chi về giáo dục cấp I và II của thành phố và thị xã;

- Chi về phòng y tế thị xã, thành phố;

- Chi về truyền thanh, thể dục thể thao;

[...]