Thông tư 17-NT-1983 hướng dẫn việc xây dựng và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh do Bộ Nội thương ban hành

Số hiệu 17-NT
Ngày ban hành 03/10/1983
Ngày có hiệu lực 18/10/1983
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội thương
Người ký Đoàn Phương
Lĩnh vực Thương mại

BỘ NỘI THƯƠNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17-NT

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1983

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI THƯƠNG SỐ 17-NT NGÀY 3-10-1983 HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG VÀ TĂNG CƯỜNG THƯƠNG NGHIỆP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH

Thi hành các nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường, số 50-HĐBT ngày 17-5-1983 về tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện và số 56-HĐBT ngày 7-6-1983 về những nhiệm vụ cấp bách trong phân cấp quản lý kinh tế, Bộ Nội thương hướng dẫn về nội dung xây dựng và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) như sau.

I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA THƯƠNG NGHIỆP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng, nó thực hiện mối liên hệ kinh tế giữa thương nghiệp với nông nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể, giữa thị trường toàn quốc với thị trường địa phương, thực hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu bán buôn với khâu bán lẻ, thiết lập mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa Nhà nước với người tiêu dùng, thực hiện việc mua bán thông qua hợp đồng kinh tế hai chiều, nhằm phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ tốt đời sống nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ tốt với Nhà nước, đóng góp ngày càng nhiều cho nhu cầu chung của cả nước.

Về phân cấp giữa các ngày kinh tế, trong nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982, Hội đồng Bộ trưởng đã xác định là: "tập trung chức năng tổ chức và quản lý lưu thông hàng hoá vào các Bộ có chức năng lưu thông, còn các bộ có chức năng sản xuất thì tập trung vào nhiệm vụ tổ chức và quản lý sản xuất; không áp dụng nguyên tắc khép kín từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông".

"Giữa các tổ chức lưu thông với nhau thì việc phân công mặt hàng và địa bàn kinh doanh phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế. giảm mức thấp nhất số đầu mối giao dịch mua bán với cơ sở sản xuất, hết sức tránh tình trạng nhiều tổ chức của Nhà nước cùng mua bán một mặt hàng ở cơ sở sản xuất. Tận dụng khả năng sử dụng phương thức làm đại lý cho nhau trong việc mua bán".

"Các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... không có chức năng kinh doanh thương nghiệp thì không được kinh doanh".

Xuất phát từ vị trí của thương nghiệp trên địa bàn huyện và căn cứ vào quy định trên đây của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ xác định nhiệm vụ của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện như sau:

1. Về mặt quản lý hành chính thương nghiệp, phòng thương nghiệp huyện giúp Uỷ ban nhân dân huyện và thay mặt Sở thương nghiệp thực hành chứ năng quản lý Nhà nước về thương nghiệp và thống nhất quản lý thị trường huyện:

- Bảo đảm trật tự xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của các tổ chức thương nghiệp xã hội trên địa bàn huyện;

- Tăng cường kiểm kê, kiểm soát và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh huyện;

- Tổ chức và quản lý tốt các chợ trên địa bàn huyện.

Làm cho lưu thông hàng hoá không ngừng được mở rộng một cách có tổ chức và các hoạt động trên thị trường được tiến hành theo đúng pháp chế Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống nhân dân.

2. Về mặt kinh doanh: Các tổ chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ và có quan hệ với các ngành có liên quan như sau:

a) Thu mua nông sản, thực phẩm:

Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán có nhiệm vụ thu mua các loại nông sản, thực phẩm (bao gồm thuỷ sản) trên địa bàn huyện do các tổ chức kinh tế tập thể, cá thể và các gia đình xã viên sản xuất ra (trừ lương thực, dược liệu, đặc sản xuất khẩu và những nông sản là nguyên liệu của công nghiệp chế biến được Nhà nước giao cho nhà máy mua trực tiếp ở các vùng sản xuất tập trung); làm đại lý thu mua cho các ngành khác chỉ có chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cho thu mua ở trên địa bàn của mình.

Các loại nông sản, thực phẩm vừa là hàng tiêu dùng trong nước, vừa là hàng xuất khẩu, vừa là nguyơn liệu chế biến cưng nghiệp mà trước đôy nhiều ngành cùng mua thì Uỷ ban nhôn dôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho công ty thương nghiệp huyện thống nhất thu mua (hoặc đại lý thu mua) rồi phân phối sản phẩm cho các ngành theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.

b) Thu mua và gia công hàng công nghiệp tiêu dùng:

Các tổ chức kinh doanh thuộc ngành nội thương ở huyện thu mua và gia công những mặt hàng của tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất trên địa bàn của mình, trừ những mặt hàng do các công ty trung ương và công ty tỉnh trực tiếp gia công, thu mua.

c) Về bán lẻ và hoạt động dịch vụ:

Trừ các ngành lương thực bán lương thực, y tế bán thuốc chữa bệnh, văn hoá bán sách, bưu điện bán tem thư và báo còn lại do ngành nội thương chịu trách nhiệm bán lẻ các vật phẩm tiêu dùng cho đời sống, kinh doanh ăn uống công cộng và dịch vụ, cung ứng một số tư liệu sản xuất thông thường (như xe cải tiến, cuốc, xẻng, dụng cụ đồ nghề...), đại lý bán lẻ các mặt hàng cho các ngành khác theo hợp đồng kinh tế với các ngành ấy.

Các ngành sản xuất, vật tư, các đoàn thể quần chúng và các ngành khác không có chức năng lưu thông hàng hoá thì nhất thiết không được tổ chức bán lẻ hàng hoá.

II. MỨC HÌNH TỔ CHỨC THƯƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Để đảm bảo các nhiệm vụ trên và từ thực tiễn ở những huyện điểm và ở nhiều những địa phương đã thực hiện việc xây dựng tổ chức thương nghiệp trên địa bàn huyện trong 5 năm qua, Bộ quy định mô hình tổ chức trên địa bàn huyện như sau.

A. THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH

1. Tổ chức:

Ở mỗi huyện trên cả nước và ở những thị xã (không phải là tỉnh lỵ) đều tổ chức một công ty thương nghiệp tổng hợp, vừa thu mua nông sản, thực phẩm, vừa bán lẻ hàng tiêu dùng, kinh doanh ăn uống công cộng và dịch vụ.

[...]