Thông tư 13-LĐTBXH/TT-1997 hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 13-LĐTBXH/TT
Ngày ban hành 10/04/1997
Ngày có hiệu lực 01/01/1997
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 1997 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo luật doanh nghiệp nhà nước, nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và Thông tư số 01 BKH/DN ngày 29/1/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư qui định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện (kể cả các  tổ chức, đơn vị hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 56/CP và Thông tư số 01-BKH/DN nói trên nhưng chưa có quyết định thành lập doanh nghiệp);

- Các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các Hội quần chúng, tự trang trải về tài chính;

- Công ty cổ phần có trên 50% tổng số vốn của nhà nước hoặc do các doanh nghiệp nhà nước đóng góp theo Luật công ty và Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.

Các đối tượng kể trên gọi chung là doanh nghiệp nhà nước.

Đối với doanh nghiệp đặc thù của lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Ban Cơ yếu Chính phủ có văn bản hướng dẫn riêng.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình trung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước qui định. Khi thay đổi về địnhmức lao động và các thông số tiền lương thì thay đổi đơn giá tiền lương.

2. Tiền lương và thu nhập phụ thuộc vào hiện thực khối lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất, chất lượng lao động  và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

3. Tiền lương và thu nhập của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong sổ lương của doanh nghiệp theo mẫu thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp  được thực hiện theo khoản 4 và 5, Điều 33, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

5. Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương và tiền lương thực hiện của doanh nghiệp.

III. PHƯƠNG PHAP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG

Việc xây dựng đơn giá tiền lương được tiến hành theo các bước sau:

1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch đẻ xây dựng đơn giá tiền lương.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

a) Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi) bằng hiện vật;

b) Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số);

c) Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chi không có tiền lương);

d) Lợi nhuận.

Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu nêu trên phải đảm bảo:

- Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề;

- Tổng sản phẩm bằng hiện vật được qui đổi theo phương pháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm theo hướng chỉ dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chỉ tiêu tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số); tổng thu trừ (-) tổng chi không có tiền lương được tính theo qui định tại Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện của Bộ Tài chính; chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu trừ (-) tổng chi) và tình hình lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

[...]