Thông tư 12-TTg năm 1957 về một số điểm cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 12-TTg |
Ngày ban hành | 12/01/1957 |
Ngày có hiệu lực | 27/01/1957 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Kế Toại |
Lĩnh vực | Bất động sản,Bộ máy hành chính |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 12-TTg |
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1957 |
Kính gửi: |
Uỷ ban hành chính các khu, thành phố và tỉnh |
Thủ tướng phủ đã có Thông tư số 1196/TTg ngày 28-12-1956 giải thích và bổ sung chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, và Thông tư số 1197/TTg ngày 29-12-1956 về việc đền bù tài sản, nay nói rõ thêm mấy điểm để các cấp chính quyền và cán bộ nắm vững trong khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức:
1- VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH THÀNH PHẦN GIAI CẤP
Ở vùng nhiều ruộng công, trong Thông tư số 1196/TTg cũng nói: " Những gia đình chiếm nhiều ruộng công mà không lao động nếu những năm gần đây đã trả lại ruộng công và đã tham gia lao động, xết không cần thiết thì không vạch là địa chủ ".
Cần hiểu "xét không cần thiết" có nghĩa là những người đó theo tiêu chuẩn nói trên đáng lẽ vạch là địa chủ nhưng vì họ có ít ruộng đất và có ít tội ác với quần chúng thì không vạch là địa chủ. Trong trường hợp có người nhiều tội ác, quần chúng oán ghét, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ thì nay không hạ thành phần nữa.
Đói với những người có nghề khác, và ở vùng nhiều ruộng công việc sửa thành phần phải do Uỷ ban hành chính tỉnh xét duyệt.
Ví dụ: một người là nghề khác có ruộng đất phát canh, bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình đó quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương; đáng lẽ chiếu cố nghề nghiệp khác của họ thì không vạch gia đình này là địa chủ, nhưng trong cải cách ruộng đất đã quy họ là địa chủ, thì nay không nên coi là cải cách ruộng đất làm sai, phải sửa lại thành phần, mà nên đặt vấn đề cho họ được thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ. Ruộng đất, tài sản của họ đã trưng mua, nay không phải đền bù lại, trừ trường hợp đã trưng mua quá đáng làm cho họ gặp khó khăn về sinh sống thì cần điều chỉnh lại một phần nào.
Nếu rõ ràng họ không đủ tiêu chuẩnlà địa chủ, như có nghề khác mà ruộng đất của một nhân khẩu trong gia đình đó không quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương thì phải sửa thành phần cho họ.
3. Ở vùng nhiều ruộng công, những người tuy mua trương ruộng công của xã hoặc mua phần ruộng của những người khác, nhưng trong gia đình không có ai tham gia lao động chính, số ruộng đất lại nhiều, chuyên đem ruộng đất đó phát canh hoặc thuê người làm thì vẫn phải vạch là địa chủ, chứ không vạch là quá điền hoặc là phú nông.
4. Trước đây, trong cải cách ruộng đất có quy định: tuy là gia đình có lao động chính, nhưng chiếm hữu nhiều ruộng đất, số bóc lột về ruộng đất nhiều, trên 40 tạ và gấp 3 lần số tự làm ra thì vẫn vạch là địa chủ. Điều quy định này là đúng và cần thiết. Trong cải cách ruộng đất, một số xã đã vạch một số địa chủ theo tiêu chuẩn này. Nay các cấp và cán bộ cần chú ý nắm vững những quy định đó để tránh hạ lầm địa chủ xuống phú nông.
Nếu người có ít tội ác không đáng trừng trị, thì khi tha vẫn cần tuyên bố là họ có tội nhưng Chính phủ khoan hồng. Đồng thời khi về xã cũng tuyên bố cho họ được thay đổi thành phần.
6. Những tên địa chủ cường hào gian ác có tội nhưng bị xử án quá nặng (không phải oan) thì sau này có dịp sẽ ân xá hoặc ân giảm.
7. Địa chủ hết thời hạn được thay đổi thành phần thì chỉ đổi xuống trung nông mà không hạ xuống bần nông cố nông, và không cho vào nông hội hoặc tổ đổi công. Nếu họ chuyển sang làm nghề khác, thì quy thành phần theo nghề nghiệp của họ.
8. Trong khi tiến hành sửa sai, yêu cầu chính về sửa thành phần là sửa chữa những trường hợp vạch lầm nông dân lao động, phú nông và những người thuộc thành khác lên địa chủ.
Trong khi sửa sai, nếu có địa chủ cường hào gian ác lọt lưới rõ ràng, tội ác lớn quần chúng oán ghét thì vẫn phải vạch thành phần những tên đó. Những địa chủ thường lọt lưới rõ ràng, ruộng đất hiện nay còn nhiều, quần chúng yêu cầu, thì cũng phải vạch thành phần.
1. Nơi nào có phú nông có nhiều ruộng đất mà ít sức lao động, thật thà tự nguyện xin hiến một phần ruộng, thì Uỷ ban hành chính tỉnh nghiên cứu và có thể chuẩn y cho phú nông đó hiến ruộng,nhưng không nên tuyên truyền việc cho phú nông hiến ruộng.
2. Trong khi điều chỉnh ruộng đất để đền bù cho người bị quy sai, không được rút ruộng của những người làm nghề khác ở nông thôn.
3. Đối với những nông dân lao động trong cải cách ruộng đất bị rút một phần ruộng tư thì nay phải trả lại phần ruộng tư đó hoặc phải đền bù cho họ. Trong cải cách ruộng đất có trung nông bị rút ruộng phân tán nhưng đã giữ phần ruộng phân tán lại, đưa ruộng tư ra thì nay không phải trả hoặc bù lại phần ruộng đã rút.
Cần chú ý là trong cải cách ruộng đất nơi nào đã rút một phần ruộng trung nông vỡ hoang của địa chủ, hoặc vỡ hoang ruộng công thì đó không phải là sai chính sách, nay không phải đền bù lại (xem nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng 5-1955 về "mấy vấn đề bổ sung vào chính sách cải cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng").
4. Về trâu bò, khi đền bù cho những người bị quy sai là địa chủ phải dùng phương pháp thương lượng trên tinh thần đoàn kết, nhân nhượng lẫn nhau để đảm bảo sản xuất. Có thể trả lại cho người bị quy sai một phần trâu, bò; nơi nào nhiều trâu, bò có thể trả lại cho những người bị quy sai con trâu, bò của họ, đồng thời vận động họ cho những gia đình bần cố nông bị rút trâu được mượn trâu bò để cày, hoặc vận động nông dân giúp đỡ lẫn nhau, hay là chia ghép thêm vào những con trâu mới chia cho 2, 3 gia đình, v.v...
5. Đối với nhà Chung, đền chùa, sau khi trưng thu trưng mua nếu ta đã để lại ruộng đất quá ít, hay đã trưng thu lầm cả đồ lễ... thì nay phải sửa lại theo chỉ thị về việc sửa chữa sai lầm đối tôn giáo. Còn việc trả lại số tô thoái quá mức thì không đặt ra.
6. Nơi nào Nhà chung lấy lại ruộng đất đã chia cho nông dân thì phải giáo dục, vận động quần chúng đấu tranh kết hợp với biện pháp chính quyền buộc nhà Chung phải trả những ruộng đất đó cho nông dân.