Thông tư 119/2010/TT-BTC hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 119/2010/TT-BTC
Ngày ban hành 10/08/2010
Ngày có hiệu lực 01/01/2011
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 119/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4482/VPCP-KTTH ngày 09/7/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng, nạo vét luồng hàng hải;
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 2248/BGTVT-TC ngày 12/4/2010 và công văn số 4100/BGTVT-TC ngày 22/6/2010, Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng thực hiện Thông tư này bao gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (sau đây viết gọn là hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, được giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Cục Hàng hải Việt Nam thay mặt Nhà nước thực hiện tổ chức giao kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải. Kinh phí hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam do Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải bao gồm cả kinh phí cho nhiệm vụ tổ chức giao kế hoạch, đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích hàng hải theo quy định của pháp luật.

3. Các cảng vụ hàng hải được ủy quyền thực hiện thu phí bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 2. Phí bảo đảm hàng hải được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí; Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước bao gồm:

- Phí bảo đảm hàng hải thu được từ các luồng hàng hải do hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý, khai thác;

- Nguồn trích nộp phí bảo đảm hàng hải thu được tại các luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư, xây dựng theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định.

Điều 3. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải do nhà nước bảo đảm kinh phí, được thực hiện trên hệ thống luồng hàng hải và hệ thống đèn biển do hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải quản lý, khai thác bao gồm:

1. Vận hành hệ thống đèn biển;

2. Vận hành hệ thống luồng hàng hải;

3. Khảo sát, ra thông báo hàng hải;

4. Sửa chữa công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;

5. Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải);

6. Nhiệm vụ đột xuất khác để đảm bảo an toàn hàng hải.

Điều 4. Nhà nước thực hiện giao kế hoạch, đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải theo cơ chế tài chính hiện hành và trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền giao hoặc trên đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trình tự thủ tục xây dựng, thẩm định và quyết định đơn giá cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

Chương II

TỔ CHỨC THU, LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÍ BẢO ĐẢM HÀNG HẢI

Điều 5. Phí bảo đảm hàng hải thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước được Nhà nước ủy quyền cho cảng vụ hàng hải thực hiện thu và chuyển cho hai công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này để các công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện nhiệm vụ công ích được giao.

Điều 6. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thu phí bảo đảm hàng hải theo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, kịp thời.

Điều 7. Các cảng vụ hàng hải thực hiện thu phí ủy quyền; Sử dụng biên lai thu phí theo quy định hiện hành và được trích lại tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí thu được theo quy định của Bộ Tài chính để thưởng cho công tác thu phí ủy quyền.

Điều 8. Lập, phân bổ và giao dự toán thu phí bảo đảm hàng hải:

1. Lập dự toán:

[...]