THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 11/2001/TT-BYT NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG
DẪN ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ XOA BÓP
Căn cứ Luật Doanh nghiệp và
các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Nghị định
số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ
thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh
doanh có điều kiện, Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ về
đăng ký kinh doanh, Nghị định số 03/2000/ NĐ-CP ngày 03/2/2000 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y,
dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ về cụ thể hóa một
số điều trong Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân;
Căn cứ Nghị đinh số 87/CP
ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch
vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;
Căn cứ Nghị định số
30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số
giấy phép thành điều kiện kinh doanh;
Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Xoa bóp là một phương pháp
trong hệ thống các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe
con người.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,
phục hồi chức năng, các khách sạn có tổ chức dịch vụ xoa bóp đều phải thực hiện
đúng quy định của Thông tư này.
3. Các cơ sở chăm sóc sắc đẹp,
thẩm mỹ, săn sóc da mặt, tẩm quất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư
này.
4. Hội người mù của các cấp nếu
có đủ điều kiện quy định tại Mục II về điều kiện đối với cơ sở có dịch vụ hành
nghề xoa bóp của Thông tư này thì được đăng ký tổ chức dịch vụ xoa bóp.
II. ĐIỀU KIỆN
ĐỐI VỚI CƠ SỞ CÓ DỊCH VỤ XOA BÓP
1. Phải có
bác sĩ phụ trách hành nghề dịch vụ xoa bóp: Bác sĩ phụ trách phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
a) Chuyên môn:
- Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức
năng.
- Bác sĩ chuyên khoa y học cổ
truyền, bác sĩ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu -
phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định (theo danh sách quy định
tại Phụ lục 1).
b) Nếu là cán bộ
đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan.
c) Có đủ sức khỏe để làm việc
(giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở
lên).
d) Chỉ được
đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật.
Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng,
chứng chỉ đào tạo.
đ) Hợp đồng lao động giữa bác sĩ
và chủ cơ sở kinh doanh.
2. Phải có nhân viên kỹ thuật
xoa bóp:
Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
a) Có chứng
chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ
Y tế chỉ định (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1) cấp.
b) Nhân
viên kỹ thuật xoa bóp phải làm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học. Sau 3 năm,
bác sĩ phụ trách phải kiểm tra lại tay nghề đối với nhân viên kỹ thuật xoa bóp,
nếu đạt tiêu chuẩn thì được tiếp tục hành nghề xoa bóp, nếu không đạt tiêu chuẩn
thì phải đến các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế chỉ định để được đào tạo lại.
c) Khi nhận vào làm việc, phải
có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện
cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần
tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh
tâm thần, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi
và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành
nghề.
d) Hợp đồng
lao động với chủ cơ sở kinh doanh có sự đồng ý về chuyên môn của bác sĩ phụ
trách.
3. Các điều kiện khác:
a) Biển hiệu: Phải ghi đúng:
"Xoa bóp" hoặc "Massage", không được ghi cụm từ "Vật
lý trị liệu, phục hồi chức năng" hoặc các tên khác.
b) Các phòng xoa bóp phải đảm bảo
đủ các điều kiện sau:
- Rộng, có vách
ngăn cho từng giường cá nhân hoặc phòng riêng (diện tích của phòng từ 4m2 trở
lên), trần nhà cao từ 2,5m trở lên.
- Đủ ánh sáng,
không sử dụng loại đèn có tăng giảm ánh sáng.
- Hệ thống công tắc đèn đặt bên
ngoài phòng xoa bóp.
- Có trang bị
tủ, ngăn tủ có khóa để cất, giữ quần áo, tài sản của khách.
- Không có hệ thống khóa và chốt
bên trong phòng.
- Không được sử dụng bất cứ
phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng xoa bóp.
- Cửa ra vào
có kính trong, phía trên cách mặt đất 1,5m, cao 0,5m, rộng 0,3m.
- Giường xoa
bóp phải đúng kích thước, cao: 0,6 - 0,8m, rộng 0,7 - 0,9m, dài 2,0 - 2,2m, có
đệm chắc, ga trải giường, gối, khăn tắm phải được hấp tiệt trùng, chỉ sử dụng một
lần.
- Giường đặt vị
trí Ê 45o so với kính trong của cửa ra vào.
- Có bản quy
trình kỹ thuật xoa bóp, chữ to, dễ đọc đính trên tường mỗi phòng (in trên khổ
giấy A1) (Phụ lục 2) (*).
- Mỗi phòng có
chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hay nơi tiếp
nhận khách.
c) Có buồng
tắm hợp vệ sinh, hệ thống nước sạch đầy đủ.
d) Phòng
bác sĩ có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc, một số dụng cụ kiểm
tra sức khỏe.
e) Có đủ thuốc theo danh mục quy
định, có dụng cụ y tế thông thường (Phụ lục 3).
f) Nhân
viên kỹ thuật xoa bóp phải mang trang phục gọn, sạch, đẹp, kíu đáo, có phù hiệu
ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh cỡ 3 x 4 và chỉ được hành nghề tại các
phòng xoa bóp theo quy định tại Mục II khoản 2 nêu trên.
III. KIỂM
TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (được gọi chung là tỉnh) chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của các
cơ sở có dịch vụ xoa bóp. Định kỳ hoặc đột xuất phải tổ chức đoàn kiểm tra,
thanh tra liên ngành việc thực hiện các quy định của Thông tư này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Bộ Y tế phối hợp với Sở Y tế tổ
chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của
Thông tư này.
Các tổ chức, cá nhân hành nghề
xoa bóp có trách nhiệm chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra,
thanh tra tại cơ sở của mình. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của
Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 19/BYT-TT ngày 21/12/1995
của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức quản lý dịch vụ xoa bóp.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế giao cho Vụ Điều trị,
Vụ khoa học và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện chương trình bổ túc phục hồi chức
năng cho các bác sĩ đa khoa đứng tên hành nghề xoa bóp và chương trình đào tạo
nhân viên kỹ thuật xoa bóp, vật lý trị liệu.
2. Bộ Y tế giao cho các trường đại
học y, trường trung học y tế (theo danh sách quy định tại Phụ lục 1) có trách
nhiệm đào tạo cán bộ chuyên môn theo chương trình do Bộ Y tế ban hành và đào tạo
nhân viên kỹ thuật xoa bóp (chỉ được phép đào tạo cho những người có bằng tốt
nghiệp từ tiểu học trở lên). Sau khi học viên học hết khóa học nếu đạt kết quả
thì được cấp giấy chứng nhận đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật xoa bóp. Các
cơ sở có nhu cầu gửi cán bộ và nhân viên đi học, liên hệ với các trường được
giao nhiệm vụ đào tạo (theo Phụ lục 1 của Thông tư này).
3. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, điều dưỡng - phục hồi chức năng, giám đốc khách sạn, Chủ tịch Hội người
mù hoặc các tổ chức khác có tổ chức dịch vụ xoa bóp, phải giám sát mọi hoạt động
ở cơ sở của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở do mình quản
lý. Nếu để các hoạt động mại dâm xảy ra trong các phòng xoa bóp thì Giám đốc,
Chủ tịch Hội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Sở Y tế tỉnh phối hợp với Sở
Công an, Sở Du lịch báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện
Thông tư này.
5. Hàng năm, Sở Y tế các tỉnh có
báo cáo gửi về Bộ Y tế (Vụ Điều trị) đánh giá các hoạt động thực hiện Thông tư
này của các cơ sở do Sở Y tế tỉnh quản lý.
6. Hàng năm, các trường đào tạo
bác sĩ đứng tên hành nghề xoa bóp và đào tạo nhân viên xoa bóp có báo cáo gửi về
Bộ y tế (Vụ Điều trị) theo mẫu tại Phụ lục 4 (*).
PHỤ LỤC 1
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001)
I. CÁC TRƯỜNG CÓ TÊN SAU ĐÂY
ĐƯỢC BỘ Y TẾ PHÂN CÔNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ PHỤ TRÁCH HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ XOA BÓP:
1. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trường Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.
II. CÁC TRƯỜNG CÓ TÊN SAU ĐÂY
ĐƯỢC BỘ Y TẾ PHÂN CÔNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ XOA BÓP:
Khu vực các tỉnh phía Bắc:
1. Trường Trung học Kỹ thuật Y tế
Trung ương I.
2. Trường Trung học Y tế Hà Nội
kết hợp với khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Saint - Paul.
3. Trường Trung học Y tế Nghệ
An.
4. Trường Trung học Tuệ Tĩnh, Hà
Nội.
Khu vực các tỉnh miền Trung:
1. Trường Trung học Kỹ thuật Y tế
Trung ương II.
2. Trường Trung học Kỹ thuật Y tế
Thừa Thiên - Huế.
3. Trường Trung học Kỹ thuật Y tế
Khánh Hòa.
Khu vực các tỉnh phía Nam:
1. Khoa Kỹ thuật Y học - Trường
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trường Trung học Y tế Tiền
Giang.
3. Trường Trung học Y tế Đồng
Nai.
Khu vực Tây Nguyên:
1. Trường Trung học Y tế Lâm Đồng.
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 06/6/2001)
A. DANH MỤC THUỐC CẤP CỨU Ở
CƠ SỞ CÓ DỊCH VỤ XOA BÓP:
STT
|
Tên
thuốc
|
Đường
dùng, hàm lượng, dạng bào chế
|
Số
lượng
|
1
|
Aminophyllin
|
Tiêm, ống 25mg/ml, ống 10 ml
|
5
ống
|
2
|
Calci chlorid
|
Tiêm, ống 500mg/5ml
|
5
ống
|
3
|
Chlorpromazin
|
Tiêm, ống 25mg/2ml
|
5
ống
|
4
|
Epinephrin
|
Tiêm, ống 1mg/1ml
|
5
ống
|
5
|
Glyceryl trinitrate
|
Uống, viên 0,5 - 2,5 mg
|
10
viên
|
6
|
Heptaminol (hydrocloride)
|
Uống, viên 150 mg
|
10
viên
|
7
|
Nifedipine
|
Uống, viên 10 mg - 20 mg
|
10
viên
|
8
|
Oresol (ORS)
|
Uống, gói bột 27,9 g/l dùng
pha 1 lít nước sôi để nguội
|
5
gói
|
9
|
Panthenol
|
Phun sương, hộp
|
1
hộp
|
10
|
Paracetamol
|
Uống, viên 100 - 500
|
10
viên
|
|
|
Đặt, viên đạn 100 mg
|
5
viên
|
B. MỘT SỐ DỤNG CỤ KIỂM TRA SỨC
KHOẺ
1. Ống nghe
2. Huyết áp
3. Nhiệt kế
4. Bơm tiêm