THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1086-TTg
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1956
|
THÔNG TƯ
CỦA THỦ TỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1086-TTg NGÀY 18-10-1956 VỀ BIỆN
PHÁP PHÁPLÝ ÁP DỤNG TRONG VIỆC TRẢ LẠI TỰ DO CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ OAN VỀ TỘI PHẢN
ĐỘNG VÀ PHÁ HOẠI TRONG GIẢM TÔ, CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, CHỈNH ĐỐN TỔ CHỨC
Kính
gửi: Các ông Chủ tịch Uỷ ban hành chính các liên khu, khu, thành phố và tỉnh.
Hội đồng Chính phủ trong phiên họp
ngày 29 tháng 9 năm 1956 đã nghị quyết những biện pháp pháp lý áp dụng trong việc
trả lại tự do cho những người bị quy oan về tội phản động và phá hoại trong giảm
tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
Thông tư này giải thích nội dung
nghị quyết Hội đồng Chính phủ.
I. PHẠM VỊ ÁP
DỤNG NGHỊ QUYẾT:
Nghị quyết Hội đồng Chính phủ áp
dụng cho những người bị bắt giam và xét xử về tội phản động, phá hoại trong các
cuộc:
- Giảm tô và cải cách ruộng đất.
- Kiểm tra lại cải cách ruộng đất.
- Chỉnh đốn tổ chức
- Phát động quần chúng thành lập
khu tự trị và sản xuất ở miền núi.
- Phá sản xuất, chống thuế nông
nghiệp, phá thắng lợi của giảm tô và cải cách ruộng đất sau lúc đội rút.
- Những vụ toà án nhân đân đặc biệt
chuyển sang toà án nhân dân thường.
- Một số vụ bắt trong cuộc vận động
cải cách dân chủ ở nông trường và công trường.
- (Nói chung là những vụ bắt
giam và xét xử căn cứ vào tài liệu thu thậpbằng những phương pháp điều tra
không đúng như dựa vào lời khai vậy: mớm cung, bức cung, nhục hình).
- Còn những vụ bắt giảm và xét xử
về tội cường hào gian ác trong giảm tô và cải cách ruộng đất, những vụ về hình
sự thường, về chính trị (cưỡng ép di cư, gián điệp, phá hoại trong các nhà máy,
v.v.) mà điều tra khám phá ra bằng phương pháp công an thì không thuộc phạm vi
áp dụng của nghị quyết này.
II. BIỆN PHÁP
PHÁP LÝ ÁP DỤNG TRONG VIỆC TRẢ LẠI TỰ DO CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ BẮT GIAM VÀ BỊ XỬ
PHẠT
1. Đối với những người còn bị tạm
giam chưa kết án
Hội đồng Chính phủ quyết định:
- Công tố uỷ viên toà án nhân
dân tỉnh sẽ xét và ra lệnh trả tự do cho những người bị bắt oan, bất cứ thuộc
thành phần nào.
Trong trường hợp đặc biệt có người
phạm tội phản động và phá hoại hiện hành mà có chứng cớ rõ ràng thì công tố uỷ
viên toà án nhân dân tỉnh sẽ giữ lại để xét thêm.
Việt xét giữ lại phải hết sức thận
trọng và do khu duyệt đối với những người thuộc bước một và bước hai nếu trong
hồ sơ có một số tội không quan trọng thì cũng trả lại tự do.
2. Đối với cán bộ, gia đình cán
bộ, nông dân... đã bị kết án trong các đợt 7,8 giảm tô, 4,5 cải cách ruộng đất
và trong chỉnh đốn tổ chức.
Hội đồng Chính phủ quyết định:
- Toà án nhân dân khu sẽ xét và
ra lệnh huỷ bỏ những bản án nào mà khi xử đã dựa vào những phương pháp điều tra
không đúng.
Trong lúc thi hành, cần chú ý mấy
điều sau đây:
Đối với những người thuộc bước một
và hai trong chỉ thị Thủ tướng phủ (Cán bộ, gia đình cán bộ, nhân sĩ... nông
dân lao động, phú nông) hầu hết toà án nhân dân đặc biệt đã dựa vào những tài
liệu thu thập băng phương pháp điều tra không đúng để sử dụng. Cho nên nói
chung là huỷ bỏ hết những bản án ấy và trả lại tự do. Trừ những trường hợp rất
cá biệt, can phạm có đầy đủ chứng cớ rõ ràng tham gia các vụ phản động và phá
hoại quan trọng thì công tố uỷ viên toà án nhân dân khu sẽ giữ lại để xét thêm,
còn thì sẽ trả lại tự do cho tất cả bị can một cách dễ dàng.
Việc huỷ bỏ các án này phải làm
hết sức nhanh chóng tuần tự theo tứng bước một, hai. Hiện nay những người được
ra trong bước một đại đa số là cán bộ hay những người đã có công với cách mạng
và kháng chiến bị quy oan là phản động và phá hoại. Yêu cầu cấp thiết của họ là
trả lại tự do và danh dự. Cho nên về mặt pháp lý các toà án nhân dân khu chỉ cần
xem xét bị can có đúng tiêu chuẩn ở bước một không, phương pháp điều tra có được
theo đúng thủ tục không, rồi kết luận ngay và căn cứ nghị quyết Hội đồng Chính
phủ ngày 29-9-1956 mà ra lệnh huỷ bỏ các bản án cũ, để trả lại tự do, công quyền,
danh dự cho họ, không cần thiết phải đi sâu vào phần xác định tội trạng.
Đối với những người đã bị kết án
tử hình oan mà đã thi hành án rồi cũng phải tuyên bố huỷ án. Nhưng cần phải điều
tra kỹ càng trước lúc kết luận, nhất là đối với địa chủ.
Đối với những người bị kích sai
lên thành phần địa chủ, nếu thành phần của họ được xác định lại thì tuyên bố huỷ
án cho họ.
Đối với các nhà tu hành, sẽ có
chỉ thị sau.
3. Đối với những bản án khác
Hội đồng Chính phủ quyết định: bản
án nào nghi là đã xử oan hay xử quá nặng thì Toà án nhân dân khu sẽ đưa ra xử
lý bằng một thủ tục nhanh chóng.
Đây là nhứng án do toà án nhân
dân đặc biệt mở từ đợt 6 giảm tô, đợt 3 cải cách ruộng đất trở về trước, những
vụ do toà án nhân dân thường xử về tội phá hoại thắng lợi giảm tô, cải cách ruộng
đất, phá hoại việc thành lập khu tự trị ... nói chung những án này trước đây đã
được điều tra có phần thận trọng hơn, cho nên việc xét lại các án ấy cũng phải
thận trọng nghĩa là phải xử lại và tuyên bố trả lại tự do cho người oan bằng một
bản án.
a) Đối với cán bộ, gia đình cán
bộ, người có công với cách mạng với kháng chiến ... (nói chung những người thuộc
bước một và hai trong chỉ thị của Thủ tướng phủ) cần phải giải quyết rất nhanh
chóng, mặc dù thủ tục pháp lý là phải qua việc xét xử. Những người bị oan đã bị
giam giữ lâu ngày nên uỷ ban hành chính, công an , toà án cần tập trung lực lượng
điều tra, xác minh để tranh thủ tuyên bố huỷ án và trả lại tự do cho họ cùng một
lúc với việc huỷ bỏ bản án cho những người bị bắt giam trong các đợt 7, 8 giảm
tô và 4, 5 cải cách ruộng đất (tuỳ theo loại bước một hay bước hai).
b. Đối với địa chủ (Loại được
xét trong bước một chỉ thị của Thủ tướng phủ) bị bắt giam và kết án trong các đợt
4, 5 cải cách ruộng đất, 7, 8 giảm tô,thì xét lại hết các án phản động và phá
hoại nghi là oan bằng phương pháp tư pháp. Những người thực sự là oan thì Toà
án nhân dân khu sẽ tuyên bố những bản án để huỷ bỏ án cũ và trả lại tự do cho họ.
Đối với địa chủ vừa bị bắt giam
và bị kết án trong cải cách ruộng đất đợt 3 và giảm tô đợt 6 trở về trước, nếu
xem ra xử nặng thì cho hưởng ân xá, ân giảm tuỳ theo tội nặng nhẹ và thái độ cải
tạo nhiều hay ít.
Trường hợp rất đặt biệt nghi là
bị xử oan thì sẽ xem xét lại sau theo thủ tục thông thường.
4. Đối với những người bị xử
oan, nay được trả lại tự do, danh dự và công quyền. Đối với tài sản, nguyên tắc
là sẽ được đền bù một cách thích đáng, nhưng cách tiến hành như thế nào sẽ có
chỉ thị sau.
III- MỘT VÀI
ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG KHI THI HÀNH NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
1. Nghị quyết Hội đồng Chính phủ
phân ra làm 3 loại bị oan khác nhau. (Loại chưa thành án ; loại bị xử án trong
giảm tô từ đợt 6, cải đất ruộng đất từ đợt 3 trở về trước; loại bị án trong giảm
tô đợt 7, 8, cải cách ruộng đất đợt 3, 5) và có ba biện pháp xử lý về mặt pháp
lý khác nhau thich hợp cho từng loại. Trong lúc thực hiện, các địa phương sẽ áp
dụng ba biện pháp pháp lý ấy vào từng bước (như đã nêu trong Công văn số 3983 -
P1 ngày 9 tháng 9 năm 1956 của Thủ tướng phủ), nghĩa là cần giải quyết trả lại
tự do bằng biện pháp pháp lý này hay biện pháp pháp lý khác cho những người bước
một rồi mới giải quyết cho những người thuộc bước hai và bước ba.
2. Nghị quyết Hội đồng Chính phủ
ngày 29 tháng 9 năm 1956 và thông tư này mới quy định những biện pháp pháp lý để
trả lại tự do cho những người bị oan. Còn các vấn đề về tài sản, công tác, v.v.
Hội đồng Chính phủ sẽ quy định và có chỉ thị riêng.
IV - CÔNG BỐ
ÁN
Hiện nay các địa phương đã tiến
hành phân loại lập danh sách gần xong và đang chuẩn bị công bố án, Thủ tướng phủ
góp mấy ý kiến cùng địa phương trong việc công bố án.
Trả tự do trong bước một phần lớn
là cho cán bộ bị oan, cho nên tuỳ phạm vi hoạt động và ảnh hưởng công tác của
các hạng cán bộ mà định phạm vi công bố cho thích hợp. Nguyên tắc là công bố
công khai, long trọng và rộng rãi; đảm bảo được mục đích khôi phục danh dự cho
những người bị oan, đồng thời đề cao được chính sách công minh của Chính phủ;
đoàn kết được nhân dân, đoàn kết được cán bộ cũ và mới.
Việc công bố trả lại tự do cho
người bị oan nên làm ở xã và do cán bộ chính quyền cấp trên về phụ trách. Trước
lúc công bố, cần tổ chức học tập kỹ cho nhân dân. Đối với những cán bộ huyện, tỉnh,
công chức mới, v.v. thì sau khi công bố ở xã cần kết hợp trong các cuộc hội nghị
huyện, tỉnh hay thông báo về cơ quan cũ của họ để khôi phục danh dự cho họ.
Việc công bố cho những người ở
thành phố bị bắt, phải hết sức thận trọng, Thủ tướng phủ đang nghiên cứu và sẽ
có chỉ thị sau.
Trong bước một, những người được
trả tự do có nhiều hạng khác nhau, đa số là cán bộ, gia đình cán bộ, những cũng
có những người thuộc thành phần địa chủ, cho nên không nên công bố một lúc tất
cả các hạng mà nên phân loại tổ chức công bố trong những buổi khác nhau hợp với
yêu cầu từng đối tượng khác nhau.
Muốn cho việc công bố đem lại kết
quả tốt, điều quan trọng là phải tổ chức học tập cho cán bộ và nhân dân ở xã thật
tốt. Nơi nào cán bộ, cốt cán, quần chúng chưa thông suốt chính sách, còn thành
kiến với những người bị oan, thì cần tiếp tục giải thích, có như vậy mới đảm bảo
tinh thần đoàn kết, và tránh được những sự xích mích trong nông thôn.
Một điều cần chú ý nữa là trong
bước một mới trả tự do cho một số người (trong đó có cả địa chủ), việc này
không khỏi gây thắc mắc cho một số đông gia đình nông dân hoặc các thành phần
khác có người bị giam mà chưa được trả tự do trong bước một. Các Uỷ ban hành
chính cần thấy trước vấn đề đó để tuyên truyền giáo dục, giải thích cho họ rõ
Chính phủ lần lượt trả tự do cho tất cả mọi người oan để họ được yên tâm.
Thông tư này mới quy định những
nguyên tắc chính. Trong lúc thực hiện những điểm chi tiết, các khu, tỉnh sẽ căn
cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà giải quyết cho thích hợp. Gặp những
trường hợp khó khăn thì Uỷ ban thỉnh thị Thủ tướng phủ.
Công tác trả lại tự do cho những
người bị oan trong giảm tô, cải cách ruộng đất và chỉnh đốn lại tổ chức hiện
nay là một công tác đột xuất quan trọng nhất. Để Trung ương nắm được tình hình,
giúp địa phương giải quyết các khó khăn, Các Uỷ ban hành chính Khu, tỉnh, cứ ba
ngày một lần báo cáo về Thủ tướng phủ.
Mong các Uỷ ban hành chính Liên
khu, các khu, các thành phố, các tỉnh nghiên cứu nghị quyết Hội đồng Chính phủ
và thông tư này và thi hành cho có kết quả.