BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
107/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 7 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 107/1998/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/1998/NĐ-CP NGÀY 04-5-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUẾ SUẤT THUẾ DOANH THU ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM, NGÀNH
NGHỀ KINH DOANH VÀ HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG THÔNG TƯ SỐ 97
TC/TCT NGÀY 30-12-1995 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ vào Luật thuế doanh
thu đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII thông
qua ngày 30-6-1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế doanh thu
đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày
05-7-1993;
Căn cứ Nghị quyết số 47/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 25 tháng 3 năm 1998 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung thuế suất, thuế doanh thu đối với một
số sản phẩm, ngành nghề kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 27-12-1995 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế
doanh thu;
Căn cứ Nghị định số 24/1998/NĐ-CP ngày 04-5-1998 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung thuế suất thuế doanh thu đối với một số sản phẩm, ngành nghề kinh
doanh;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện các thuế suất thuế doanh thu đã sửa đổi,
bổ sung và hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 97 TC/TCT
ngày 30-12-1995 của Bộ Tài chính như sau:
A. HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN THUẾ SUẤT THUẾ DOANH THU ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
I. CÁC MỨC THUẾ
SUẤT ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:
Thuế suất thuế doanh thu đối với
một số ngành nghề trong Biểu thuế doanh thu được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Mục I - Ngành sản xuất
"4. Luyện, cán, kéo kim loại
và luyện cốc 2%"
"5. Sản xuất, lắp ráp sản
phẩm cơ khí: 2%
Riêng:
- Máy móc, thiết bị, công cụ,
phương tiện vận tải và
phụ tùng, chi tiết của máy móc,
thiết bị, phương tiện
vận tải; sản xuất các sản phẩm bằng
thép: cột điện,
cầu giao thông, bộ khung kho
hoàn chỉnh 1%
- Máy giặt, điều hoà nhiệt độ, tủ
lạnh, máy hút bụi,
hút ẩm, bình nóng lạnh, bếp ga,
ôtô từ 24 chỗ ngồi
trở xuống 4%"
"6. Sản xuất, lắp ráp sản
phẩm điện tử 4%"
"12. Xay, xát, chế biến
lương thực 2%
Riêng mì ăn liền 4%"
"13. Sản xuất, chế biến thực
phẩm (bao gồm cả thuốc lá lá,
thuốc lá sợi, thuốc lào, cồn, cà
phê, mì chính, đường,
bánh kẹo...) 6%
Riêng:
- Muối 0,5%
- Nước đá dùng cho đánh bắt thuỷ
sản; bã khô lạc, khô dầu
thu hồi từ sản xuất các loại dầu
2%
- Đường thô, đường mật và đường
tinh luyện được sản xuất
từ đường thô, đường mật 4%
- Bột canh, nước chấm các loại,
dầu thực vật, chè, sữa
các loại 4%
- Nước ngọt, nước giải khát
8%"
Điểm 15:
"a. Sợi các loại (bao gồm cả
sợi len dệt thảm, sợi đay,
tơ, cói, sợi tổng hợp), chỉ 2%
Riêng sợi len 4%"
2. Mục II - Ngành xây dựng
"1. Hoạt động xây lắp; hoạt
động khảo sát, thiết kế và
hoạt động khác trong xây dựng 4%
Riêng hoạt động xây dựng không
bao thầu vật tư,
nguyên liệu 6%"
3. Mục III - Ngành vận tải
"2. Vận tải hành khách,
hành lý, vận tải hàng không
(kể cả hành khách, hành lý và
hàng hoá) 4%
Riêng vận tải hành khách nội
thành, nội thị bằng xe buýt 0%"
4. Mục VI - Ngành dịch vụ bổ
sung tiết k vào điểm 16
"k. Kinh doanh trò chơi điện
tử 10%"
II. THUẾ SUẤT
THUẾ DOANH THU ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CỤ THỂ
NHƯ SAU:
1. Luyện, cán, kéo kim loại và
luyện cốc thuế suất 2%, đối với kim loại không phân biệt là kim loại đen hay
kim loại màu, kim loại màu bao gồm cả kim loại quý (vàng, bạc...).
2. Sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ
khí áp dụng thuế suất 1% bao gồm:
Các sản phẩm là máy móc, thiết bị,
công cụ, phương tiện vận tải (trừ ôtô từ 24 chỗ ngồi trở xuống), phụ tùng, chi
tiết của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải; công cụ sản xuất, khuôn mẫu;
Các sản phẩm bằng sắt, thép: cột điện, cầu giao thông, giàn giáo trong xây dựng,
bộ khung kho hoàn chỉnh; thiết bị đo lường như các loại cân chuyên dùng từ 2000
kg trở lên; các thiết bị băng chuyền, băng tải, cầu thang máy.
3. Sản xuất, lắp ráp các sản phẩm
điện tử áp dụng thuế suất 4% không phân biệt là sản phẩm điện tử chuyên dùng, sản
phẩm điện tử dân dụng, máy vi tính.
4. Sản xuất, chế biến thực phẩm:
a. Sản xuất đường tinh luyện áp
dụng thuế suất 6%.
+ Sản xuất đường tinh luyện từ
đường thô, đường mật, đường thùng áp dụng thuế suất 4%.
+ Sản xuất đường mật, đường thô,
đường thùng áp dụng thuế suất 4%.
Cơ sở có hoạt động sản xuất đường
tinh luyện từ mía cây, đồng thời có hoạt động thu mua thêm đường thô, đường mật,
đường thùng để tinh chế thành đường tinh luyện thì phải hạch toán riêng sản lượng
và doanh thu theo từng loại để tính thuế doanh thu theo từng mức thuế suất. Trường
hợp không hạch toán riêng được thì xác định theo tỷ trọng giá trị mía hoặc giá
trị đường thô, đường mật, đường thùng thực tế xuất dùng cho sản xuất đường kết
tinh để tính ra tỷ trọng doanh thu chịu thuế suất 6% và 4% tương ứng.
Ví dụ:
Trong kỳ sản xuất, doanh nghiệp
A mua 1.800 tấn mía cây (tổng chi phí mua: 800 triệu đồng) và 70 tấn đường mật
(tổng chi phí mua đường mật: 200 triệu đồng) dùng để sản xuất đường kết tinh.
Doanh nghiệp dùng toàn bộ số
nguyên liệu trên sản xuất được 200 tấn đường kết tinh và bán thu được 1.300 triệu
đồng.
Trường hợp doanh nghiệp không hạch
toán riêng được doanh thu từng loại thì thuế doanh thu được tính như sau:
- Tỷ trọng giá trị mía xuất
dùng:
800 triệu
=
x 100 (%) = 80%
800 triệu + 200 triệu
- Tỷ trọng giá trị đường mật xuất
dùng:
200 triệu
=
x 100(%) = 20%
800 triệu + 200 triệu
* Doanh thu áp dụng thuế suất 6%
= 1.300 triệu x 80% = 1.040 triệu
- Thuế DT phải nộp: 1.040 triệu
x 6% = 62,4 triệu.
* Doanh thu áp dụng thuế suất
4%: = 1.300 triệu x 20% = 260 triệu
(hoặc = 1.300 triệu - 1.040 triệu
= 260 triệu)
- Thuế DN phải nộp: 260 triệu x
4% = 10,4 triệu.
Như vậy, tổng số thuế doanh thu
phải nộp trong kỳ là:
62,4 triệu + 10,4 triệu = 72,8
triệu đồng
b. Sản xuất cồn áp dụng thuế suất
6% không phân biệt loại cồn và mục đích sử dụng.
5. Đối với hoạt động xây lắp; hoạt
động khảo sát, thiết kế và các hoạt động khác trong xây dựng:
a. Hoạt động xây dựng có bao thầu
vật tư, nguyên liệu áp dụng thuế suất 4% tính trên tổng doanh thu công trình, hạng
mục công trình nhận thầu.
Được xác định là có bao thầu vật
tư, nguyên liệu nếu các loại nguyên liệu chủ yếu cấu thành sản phẩm xây dựng
như: sắt, thép, xi măng, gạch, đá, cát, sỏi... do bên xây dựng chịu trách nhiệm
cung ứng để xây dựng công trình.
b. Hoạt động xây dựng không bao
thầu vật tư, nguyên liệu (vật tư do chủ công trình tự lo, bên nhận thầu xây dựng
chủ yếu chỉ tính tiền công và các chi phí khác, kể cả vật liệu phụ, nếu có) áp
dụng thuế suất 6%. Doanh thu tính thuế đối với hoạt động này là tiền thu về xây
dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình hay phần công việc hoàn thành bàn
giao.
Việc xác định doanh thu xây dựng
có bao thầu hay không bao thầu vật tư, nguyên liệu phải căn cứ vào hợp đồng xây
dựng và thực tế quyết toán công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng.
6. Hoạt động vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt của các Công ty xe buýt được thành lập và hoạt động
theo đề án của Bộ Giao thông Vận tải nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân
trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với
các khu công nghiệp theo tuyến đường, điểm đỗ, thời gian chạy, giá vé do cấp có
thẩm quyền quy định áp dụng thuế suất 0%.
7. Kinh doanh trò chơi điện tử
thuế suất 10% áp dụng đối với các cơ sơ sử dụng máy móc, thiết bị điện tử có
cài đặt các chương trình trò chơi để kinh doanh. Doanh thu tính thuế đối với hoạt
động kinh doanh trò chơi điện tử là tiền thu về hoạt động này.
B. SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM TRONG THÔNG TƯ SỐ 97 TC/TCT NGÀY 30-12-1995 CỦA BỘ TÀI
CHÍNH HƯỚNG DẪN VỀ THUẾ DOANH THU
I. HƯỚNG DẪN CỤ
THỂ THÊM THUẾ SUẤT THUẾ DOANH THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG:
1. Đối với hoạt động sản xuất:
a. Sản xuất vỏ bao xi măng và
các loại bao bì bằng giấy, kể các loại bao giấy có tráng lớp nhựa chống thấm,
chống ẩm áp dụng thuế suất đối với hoạt động sản xuất sản phẩm bằng giấy là 2%;
b. In và xuất bản từ điển các loại,
sách học tiếng nước ngoài (không thuộc loại sách giáo khoa, giáo trình), áp dụng
thuế đối với hoạt động in và xuất bản sách là 1%;
c. In và xuất bản các loại giáo
trình giảng dạy, học tập áp dụng thuế suất đối với hoạt động in và xuất bản
sách giáo khoa là 0%.
2. Kinh doanh thương nghiệp bán
các mặt hàng sau đây áp dụng nhóm thuế suất 1%
a. Kinh doanh bán các loại hoa
tươi.
b. Các loại gạch, ngói (kể cả loại
gạch ốp lát, trang trí), kính xây dựng, tấm lợp, các loại ống cống, ống nước,
dây cáp các loại (bao gồm cả dây cáp điện, cáp thông tin).
Các loại máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải (trừ ôtô 24 chỗ ngỗi trở xuống) bao gồm cả các loại khuôn mẫu,
các loại linh kiện, phụ tùng của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ phụ
tùng xe đạp, xe máy và các sản phẩm cơ khí tiêu dùng khác), các loại nông cụ,
ngư cụ.
c. Kinh doanh xuất nhập khẩu
theo hình thức tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, áp dụng thuế suất kinh doanh xuất
nhập khẩu là 1% tính trên doanh thu hàng xuất khẩu hoặc 15% trên chênh lệch giữa
giá xuất khẩu với giá nhập khẩu hàng hoá (nếu đủ điều kiện tính thuế trên chênh
lệch).
d. Cơ sở kinh doanh lương thực
mua gạo về sau đó đánh bóng, sàng, tuyển gạo để bán nộp thuế theo hoạt động
kinh doanh thương nghiệp, nếu mua thóc sau đó xay xát ra gạo để bán áp dụng thuế
suất theo hoạt động xay xát, chế biến lương thực là 2%; gia công xay xát chỉ lấy
tiền công áp dụng thuế suất hoạt động gia công là 6%.
II. SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG DOANH THU TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NÊU TẠI MỤC
I PHẦN B THÔNG TƯ SỐ 97 TC/TCT NHƯ SAU:
1. Đối với hoạt động kinh doanh
thương nghiệp: Cơ sở kinh doanh thương nghiệp đủ điều kiện áp dụng tính thuế
doanh thu trên chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng: giá bán hàng và
giá mua hàng làm căn cứ xác định chênh lệch là giá thực tế mua, bán được xác định
theo hoá đơn bán hàng (trừ mặt hàng nông sản, thuỷ sản mua của người sản xuất
là nông dân, người nuôi trồng thuỷ sản và hàng mua của người không kinh doanh nếu
không có hoá đơn thì giá mua được xác định theo giá thực tế thanh toán và cơ sở
phải lập bảng kê hàng hoá mua vào theo hướng dẫn của cơ quan thuế). Giá mua,
bán hàng được xác định cụ thể đối với từng phương thức mua, bán nêu tại Điểm 6
Mục I Phần B Thông tư số 97 TC/TCT ngày 31-12-1995, nay hướng dẫn cụ thể một số
trường hợp sau:
a. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp
mua hàng hoá, sau đó mua bao bì, dây, nẹp để đóng gói hàng hoá bán ra thì chi
phí mua bao bì, dây, nẹp... không được cộng vào giá mua để tính thuế doanh thu
trên chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.
Cơ sở kinh doanh thương nghiệp
bán hàng thông qua các cơ sở đại lý, ký gửi, bán hàng hưởng hoa hồng, nếu cơ sở
kinh doanh thương nghiệp thực hiện đủ các điều kiện tính thuế trên chênh lệch
thì vẫn được áp dụng tính thuế trên chênh lệch. Giá bán ra của hàng xuất bán
qua các đại lý, ký gửi là giá do đại lý, ký gửi bán ra chưa trừ hoa hồng. Hoa hồng
chi trả cho bên nhận đại lý, ký gửi được tính trong chi phí kinh doanh theo chế
độ.
2. Hàng hoá xuất dùng nội bộ, biếu
tặng, quảng cáo, khuyến mại, cơ sở kinh doanh phải hạch toán doanh thu, tính nộp
thuế doanh thu như bán cho các đối tượng khác, trừ các trường hợp sau đây không
phải nộp thuế doanh thu:
- Vật tư, bán thành phẩm luân
chuyển nội bộ (không phát sinh doanh thu) của cơ sở để tiếp tục sản xuất ra sản
phẩm và hàng hoá xuất luân chuyển giữa các kho nội bộ cơ sở.
- Hàng hoá mua ngoài dùng để
khuyến mại, biếu, tặng khách hàng không thu tiền hoặc đã tính gộp trong giá
hàng hoá bán ra, làm giải thưởng xổ số khuyến mại không phải nộp thuế doanh
thu.
Ví dụ:
Một cơ sở sản xuất quạt điện, để
tăng khả năng tiêu thụ quạt, cơ sở mua một số loại sản phẩm như bút bi, bút điện
tặng khách hàng mua quạt hoặc mua một số ti vi làm giải thưởng xổ số khuyến mại
cho người mua quạt thì các sản phẩm bút bi, bút điện, ti vi đã tặng khách hàng
cơ sở không phải nộp thuế doanh thu; nhưng nếu cơ sở xuất một số quạt điện dùng
cho văn phòng, nhà trẻ, tặng thưởng cho công nhân viên, số quạt này cơ sở phải
hạch toán doanh thu và nộp thuế doanh thu.
III. SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG ĐIỂM 1.C PHẦN C - ĐĂNG KÝ KÊ KHAI NỘP THUẾ - QUYẾT TOÁN THUẾ DOANH THU:
Đối với các cơ sở sản xuất có tổ
chức các chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do cơ sở sản xuất ra, cơ sở sản
xuất phải kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất ngành sản xuất tại nơi sản
xuất và kê khai nộp thuế doanh thu theo thuế suất ngành thương nghiệp tại địa
phương nơi có chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
Để có căn cứ xác định doanh thu
và thuế phải nộp ở từng nơi, khi đơn vị xuất hàng cho các cửa hàng tiêu thụ phải
dùng hoá đơn bán hàng ghi rõ: số lượng, chủng loại mặt hàng, đơn giá và tổng trị
giá hàng xuất kho. Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm khi bán hàng phải dùng hoá đơn
bán hàng mua tại cơ quan thuế nơi đặt chi nhánh, cửa hàng. Chi nhánh, cửa hàng
nếu đủ điều kiện nộp thuế doanh thu trên chênh lệch thì cơ quan thuế kiểm tra
và thông báo cho cơ sở áp dụng nộp thuế doanh thu trên chênh lệch, trường hợp
đơn vị thực hiện cơ chế bán giá thống nhất (giá nơi sản xuất và nơi chi nhánh,
cửa hàng), không phát sinh chênh lệch giá thì chi nhánh, cửa hàng không phải nộp
thuế doanh thu của loại hàng hoá này.
Riêng đối với Công ty xi măng
thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam vẫn áp dụng việc tính thuế doanh thu và kê
khai, nộp thuế doanh thu theo quy định hiện hành.
Đối với cơ sở sản xuất có tổ chức
các kho hàng ở các địa phương khác (kho hàng không trực tiếp kinh doanh bán
hàng), khi xuất hàng từ cơ sở sản xuất đến kho hàng trực thuộc, cũng như điều
chỉnh hàng hoá từ kho này sang kho khác thì cơ sở được dùng Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ; khi hàng xuất bán phải lập hoá đơn bán hàng theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01-8-1998. Riêng các thuế suất thuế doanh thu đã được sửa đổi, bổ
sung nêu tại Phần A Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/1998/NĐ-CP
ngày 04-5-1998 của Chính phủ được thực hiện từ ngày 01-4-1998.
Những quy định khác không được sửa
đổi, bổ sung thì vẫn thực hiện theo Thông tư số 97 TC/TCT ngày 30-12-1995 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 96/CP ngày 27-12-1995 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Luật thuế doanh thu.
Trong quá trình thực hiện có gì
vướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên
cứu, xem xét giải quyết.