Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 1-TS/TT năm 1990 hướng dẫn về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất kinh doanh khai thác, nuôi trồng, chế biến, hậu cần dịch vụ thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành

Số hiệu 1-TS/TT
Ngày ban hành 11/04/1990
Ngày có hiệu lực 26/04/1990
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Tấn Trịnh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài nguyên - Môi trường

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1-TS/TT

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 1990

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 1-TS/TT NGÀY 11-4-1990 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ TẬP THỂ VÀ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, HẬU CẦN DỊCH VỤ THUỶ SẢN

Căn cứ Nghị định số 181-HĐBT ngày 8-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành điều lệ mẫu hợp tác xã thuỷ sản; các Nghị định số 28, 29-HĐBT ngày 9-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.
Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện các quy định về chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể và gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ thuỷ sản như sau:

I- ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ

A- VỀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1- Kinh tế tập thể nghề cá là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa do đó phải tiếp tục củng cố đổi mới và nâng cao chất lượng của các tổ chức kinh tế này, để thực hiện được vài trò nòng cốt trong nghề cá nhân dân.

2- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá là đơn vị kinh tế tự quản của tập thể xã viên, có tư liệu sản xuất và các vốn khác dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tự quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính, thu nhập và lỗ lãi.

3- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước và nộp thuế đúng quy định, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

4- Các đơn vị kinh tế tập thể nghề cá phải có đăng ký kinh doanh mới được phép hoạt động và phạt hoạt động đúng ngành nghề, loại sản phẩm đã đăng ký, nếu có thay đổi phải xin đăng ký lại.

Phải thực hiện đầy đủ thủ tục và các điều kiện đăng ký kinh doanh:

- Phải làm đơn xin đăng ký nói rõ ngành nghề phương tiện ngư cụ, loại sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đăng ký sản xuất kinh doanh do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xét cấp.

- Đối với nghề khai thác phải làm thủ tục đăng kiểm tàu thuyền, phương tiện khai thác theo sự quy định của cơ quan đăng kiểm tầu cá và đăng ký phương tiện, ngư cụ khai thác với cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Đối với nghề gia công chế biến sản phẩm mang tính chất sản xuất hàng loạt phải đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan đo lường chất lượng sản phẩm và chịu sự kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng của ngành hoặc của Nhà nước đã ban hành.

5- Cơ cấu nghề nghiệp, các loại sản phẩm được sản xuất kinh doanh và các điều kiện cần thiết:

a) Khai thác thuỷ sản

Tất cả các loại nghề khai thác đang được áp dụng trong nghề cá ở nước ta, các loại nghề mới du nhập hoặc mới sáng tạo ra không trái với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Các phương tiện khai thác phải bảo đảm đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của đăng kiểm tầu cá.

- Các ngư cụ khai thác phải bảo đảm đúng các quy định về tiêu chuẩn phù hợp với các quy định trong Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phát triển các ngành nghề khai thác theo đúng phương hướng quy hoạch của ngành, của địa phương trên các vùng biển, các ngư trường.

b) Nuôi trồng thuỷ sản

- Trên tất cả các loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt) nếu được các chủ quản lý, sử dụng cho phép theo những hợp đồng thoả thuận giữa các bên để sản xuất các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương không gây trở ngại và ảnh hưởng xấu đến các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng, giao thông vận tải.

c) Chế biến thuỷ sản

Được sản xuất gia công chế biến tất cả các mặt hàng theo đơn đặt hàng của các tổ chức kinh tế quốc doanh, tập thể... theo nhu cầu tiêu dùng ở trong nước và xuất khẩu, đồng thời được tổ chức sản xuất thử các mặt hàng mới.

- Sản phẩm sản xuất ra phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và luôn luôn nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm đó.

d) Hậu cần dịch vụ

Được sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực đóng mới hoặc sửa chữa tầu thuyền, các loại máy móc thiết bị, tìm kiếm hoặc sản xuất các loại nguyên liệu, vật tư để cung ứng phục vụ cho khai thác nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

- Phải tôn trọng quy hoạch chung của ngành, của địa phương về phân công phân cấp về sắp xếp tổ chức lại màng lưới hậu cần dịch vụ tránh trùng lắp, chồng chéo nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ thuỷ sản.

[...]