Thông tư 09/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 09/2005/TT-BTC
Ngày ban hành 28/01/2005
Ngày có hiệu lực 13/03/2005
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2005

 

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2004-2008

Thi hành Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

A- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng Chương trình:

1.1- Chủ và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với giai đoạn 2004-2005, đối tượng là cán bộ quản lý của các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã chỉ được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề của Chương trình không trùng với các nội dung chuyên đề của Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã 2003-2005 và Thông tư số 22/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2004-2005.

1.2- Các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng khởi sự thành lập doanh nghiệp; các doanh nhân nữ; các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Đối tượng tham gia Chương trình phải có nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo và chấp hành quy chế đào tạo.

2. Nguyên tắc thực hiện:

Chương trình được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hoá công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nhân đóng góp một phần kinh phí;

- Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ một phần kinh phí, ưu tiên đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, cần huy động các nguồn tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, nước ngoài cho việc thực hiện Chương trình.

3. Phạm vi sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình:

Kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008 được sử dụng để đào tạo cho những đối tượng được quy định tại Điểm 1 Mục A Thông tư này theo chỉ tiêu đào tạo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hàng năm.

Việc đào tạo theo hình thức đào tạo ngắn hạn tập trung. Thời gian mỗi đợt đào tạo tối đa là 05 ngày đối với các khóa đào tạo khởi sự thành lập doanh nghiệp; 07 ngày đối với các khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp; 14 ngày đối với các khóa bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Số lượng học viên tối thiểu tham gia một khoá (lớp) đào tạo theo quy định tại Quy chế quản lý thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004-2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Các khoản chi Nhà nước hỗ trợ:

1.1- Ngân sách trung ương:

- Chi điều tra, khảo sát nhu cầu cụ thể về đào tạo để lên kế hoạch thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo trao đổi rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình (thực hiện trong giai đoạn 2004-2005 theo Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

- Chi xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình và một số tài liệu cơ bản cần thiết.

- Chi tổ chức thực hiện một số khoá (lớp) đào tạo thí điểm và các khoá (lớp) đào tạo thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.

- Chi hỗ trợ một phần kinh phí đối với những tỉnh miền núi, Tây nguyên có khó khăn để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.2- Ngân sách địa phương: tổ chức các khoá (lớp) đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc nhiệm vụ của địa phương.

1.3- Chi tổ chức một khoá (lớp) đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:

1.3.1- Nội dung chi:

- Chi cho giảng viên: trả thù lao, chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên.

- Chi cho học viên:

[...]