Thông tư 08-LĐTT năm 1958 hướng dẫn việc sắp xếp cấp bậc cho công nhân, nhân viên kỹ thuật, nhân viên hành chính, quản lý xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất do Bộ Lao Động ban hành.

Số hiệu 08-LĐTT
Ngày ban hành 16/04/1958
Ngày có hiệu lực 01/05/1958
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Văn Tạo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-LĐTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC SẮP XẾP CẤP BẬC CHO CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN KỸ THUẬT, NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH, QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP THUỘC KHU VỰC SẢN XUẤT

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các Ông Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, thành phố và tỉnh
- Các Ông Giám đốc Khu, Sở Lao động
- Các Ông Trưởng ty Lao động các tỉnh
- Các vị Bộ trưởng các Bộ

 

Thi hành Nghị định số 182-TTg ngày 07 tháng 04 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ lương mới cho công nhân, nhân viên kỹ thuật và hành chính quản lý xí nghiệp trong khu vực sản xuất.

Tiếp theo Nghị định số 23-LĐ-NĐ ngày 07 tháng 04 năm 1958 và thông tư số 6-LĐ-TT ngày 07 tháng 04 năm 1958 của Bộ Lao động về việc  sửa đổi bản tiêu chuẩn kỹ thuật của công nhân;

Bộ Lao động ra thông tư này nhằm mục đích hướng dẫn việc sắp xếp cấp bậc cho công nhân, nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính quản lý các xí nghiệp , doanh nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường trong khu vực sản xuất vào các thang lương mới.

A. - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SẮP XẾP VÀO CÁC THANG LƯƠNG MỚI

Kế hoạch Nhà nước đã quy định chỉ tiêu lao động và chỉ tiêu tiền lương cho các ngành thuộc khu vực sản xuất. Trong việc thi hành chế độ lương mới và sắp xếp cấp bậc cho công nhân viên vào các thang lương mới, các Bộ và các ngành sở quan phải căn cứ vào chỉ tiêu lao động và chỉ tiêu tiền lương của Kế hoạch Nhà nước đã quy định cho khu vực sản xuất.

- Đối tượng được sắp xếp vào các thang lương mới thuộc khu vực sản xuất:

Tất cả các loại công nhân, nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính, quản lý, trong biên chế của Nhà nước hiện đang sản xuất và công tác trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường mặc dù trước đây hưởng theo chế độ lương bán cung cấp (Kháng chiến) chế độ nguyên lương, chế độ lương khôi phục, trả lương ngày, lương tháng hay lương khoán không phân biệt Việt kiều, Âu Phi, bộ đội chuyển ngành v.v… nay điều sắp xếp cấp bậc vào các thang lương mới để áp dụng thống nhất chế độ cấp bậc lương.

Những công nhân và nhân viên còn ở trong biên chế nhưng đang nằm bệnh viện điều trị, điều dưỡng, an dưỡng, những người phải chờ công tác, người được đi học các lớp bổ túc văn hóa, chính trị, nghiệp vụ, kỹ thuật đều được sắp xếp cấp bậc trong dịp này, nhưng sau khi sắp xếp sẽ áp dụng cách trả lương theo văn bản riêng quy định lương cho những ngày ngừng việc và ốm đau.

Những người sau đây không sắp xếp vào các thang lương mới:

Những người ở chờ không sản xuất nhưng điều động công tác không đi thì chưa sắp xếp cấp bậc mới, việc sắp xếp sẽ tiến hành sau khi đã nhận làm công tác (cách trả lương những ngày không sản xuất sẽ có quy định riêng cho từng trường hợp nghỉ không có lý do).

Những người đi an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dài hạn, v.v… đã cắt biên chế ở xí nghiệp và hiện đang hưởng chế độ an dưỡng, điều dưỡng và những người đang đi học đã cắt biên chế ở xí nghiệp của không sắp xếp vào thang lương mới.

Đối với một số công nhân và nhân viên tuy làm việc thường xuyên nhưng còn ở ngoài biên chế của xí nghiệp, doanh nhgiệp, công trường, nông trường, lâm trường thì không sắp xếp vào các thang lương. Cách trả lương cho công nhân ấy và những công nhân khác làm việc tạm thời sẽ có văn bản riêng quy định việc trả lương và các chế độ lao động cho công nhân ngoài biên chế, thuê mượn tạm thời.

B. – NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG CHÂM  SẮP XẾP CẤP BẬC CHO CÔNG NHÂN VÀ NHÂN VIÊN

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

Dựa trên nguyên tắc cơ bản “Phân phối theo lao động” mà sắp xếp cấp bậc lương, nhưng phải bảo đảm:

- Mức lương bình quân chỉ đạo của từng loại xí nghiệp theo chỉ tiêu của Kế hoạch Nhà nước.

- Sự ăn khớp giữa 3 nhân tố: thang lương, mức lương, tiêu chuẩn kỹ thuật.

a) Đối với công nhân:

Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc nội dung công việc.

Căn cứ theo yêu cầu sản xuất thực tế của xí nghiệp.

Hai điểm trên có liên quan mật thiết và phải kết hợp với nhau trong khi vận dụng để sắp xếp cấp bậc lương. Ví dụ: trình độ kỹ thuật của công nhân, yêu cầu của sản xuất thì cao, nhưng không vì thế mà sắp xếp bậc cho công nhân cao vượt ra ngoài tiêu chuẩn kỹ thuật; ngược lại trình độ kỹ thuật và khả năng nghề nghiệp của công nhân cao nhưng yêu cầu sản xuất chưa cần đòi hỏi đến cấp bậc đó mà cứ xếp bậc cao, như vậy sẽ không đảm bảo mức lương bình quân và cấp bậc bình quân của xí nghiệp.

b) Đối với nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính xí nghiệp:

Nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính quản lý, là những người không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm như công nhân mà chỉ là những người chỉ đạo hướng dẫn và giải quyết các vấn đề trên mặt kỹ thuật (nhân viên kỹ thuật) hoặc chỉ là người lãnh đạo về mặt tổ chức quản lý và hành chính xí nghiệp (nhân viên hành chính, quản lý). Vì vậy mà kết quả về số lượng và chất lượng lao động của họ không thể nào biểu thị rõ ràng cụ thể bằng tiêu chuẩn kỹ thuật như công nhân.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ