Thông tư 07/1999/TT/BTM hướng dẫn thực hiện Quyết định 254/1998/QĐ-TTg về điều hành xuất nhập khẩu năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 07/1999/TT-BTM
Ngày ban hành 20/04/1999
Ngày có hiệu lực 05/05/1999
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/1999/TT-BTM

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 07/1999/TT/BTM NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 254/1998/QĐ-TTG NGÀY30/12/1998 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 12/11/1996, Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam;
Căn cứ Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 28/8/1998 của Chính phủ về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ văn bản số 154/CP-KTTH ngày 13/2/1999 của Chính phủ;
Thi hành Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999 , Bộ Thương mại hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) như sau:

Việc xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp ngoài việc thực hiện theo Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt nam ngày 12/11/1996, Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 18/02/1997, Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, Quyết định số 0321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/NĐ-CP và số 10/1998/NĐ-CP, các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Giấy phép đầu tư, còn được thực hiện theo Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999, cụ thể:

I/ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ

1-Các doanh nghiệp không được xuất khẩu những mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nêu tại Mục I Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

Việc xuất khẩu hàng hoá quản lý chuyên ngành theo Danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện theo quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ

2. Việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng sản xuất lúa gạo quy định tại Giấy phép đầu tư thực hiện theo Khoản b Điều 2 Quyết định số 250/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Khoản 4 Mục I Thông tư số 22/1998/TT-BTM ngày 30/12/1998 của Bộ Thương mại, được quy định như sau:

- Việc phân bổ và điều chỉnh hạn ngạch cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa gạo do Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định cụ thể trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1182/CP-KTTH ngày 6/10/1998 và văn bản số 304/VPCP-QHQT ngày 06/11/1998;

- Hạn ngạch gạo xuất khẩu được Bộ Thương mại giao trực tiếp cho Doanh nghiệp.

3. Việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường có qui định hạn ngạch năm 1999 thực hiện theo văn bản số 1126/CP-KTTH ngày 21/9/1998 của Văn phòng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 20/1998/TTLB-BTM-BKHĐT-BCN ngày 12/10/1998 của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công nghiệp.

II / NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

1. Các doanh nghiệp không được nhập khẩu những mặt hàng nêu tại Mục II phụ lục số 1 Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo Thông tư này.

2. Đối với những mặt hàng nêu tại Phụ lục số 2 Danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện kèm theo Thông tư này, các Doanh nghiệp trước hết phải ưu tiên mua sắm tại Việt Nam nếu có cùng điều kiện kỹ thuật và thương mại.

Việc nhập khẩu hàng hoá nói trên phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền theo quy định về phân cấp quản lý.

Văn bản đề nghị nhập khẩu phải có giải trình với những nội dung sau:

- Chỉ tiêu kỹ thuật mặt hàng nhập khẩu có so sánh với mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước ( có bản sao xác nhận chỉ tiêu chất lượng của tổ chức giám định chất lượng đối với hàng hoá sản xuất trong nước);

- Giá nhập khẩu mặt hàng đó (giá CIF), giá chào bán mặt hàng đó của một số đơn vị sản xuất trong nước (có bản sao các Bản chào hàng).

3. Việc nhập khẩu phân bón:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng sản xuất phân bón theo qui định tại Giấy phép đầu tư có nhu cầu nhập khẩu phân bón làm nguyên liệu sản xuất, được nhập khẩu với số lượng và chủng loại phù hợp với Giải trình Kinh tế kỹ thuật và thực tế sản xuất của doanh nghiệp năm trước.

4. Việc nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe ôtô và xe 2 bánh gắn máy dạng IKD:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng lắp ráp, sản xuất ôtô và xe 2 bánh gắn máy dạng IKD , sau khi đã đầu tư hoàn chỉnh máy móc thiết bị theo Giải trình Kinh tế kỹ thuật , được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng Giấy phép đầu tư và Giải trình Kinh tế kỹ thuật .

III/ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỔI HÀNG

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất nhập khẩu theo phương thức đổi hàng theo các quy định cụ thể như sau:

Hàng hoá nhập khẩu:

- Hàng hoá nhập khẩu theo phương thức đổi hàng phải là nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất của chính doanh nghiệp theo Giấy phép đầu tư và Giải trình Kinh tế kỹ thuật.

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo phương thức đổi hàng phải nằm trong kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt

Hàng hoá xuất khẩu:

[...]