BỘ
LÂM NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
06-LN/KL
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 6 năm 1994
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 06/LN-KL NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 1994 HƯỚNG
DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 02/CP NGÀY 15/01/1994 VỀ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 02/CP
ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thêm một số điểm sau đây:
1. Đất lâm
nghiệp và căn cứ để xác định đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp nói trong Nghị định
số 02/CP gồm:
- Đất đang có rừng tự nhiên, đất
đang có rừng trồng.
- Đất chưa có rừng được quy hoạch
để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật, gồm:
Đất được quy hoạch để gây trồng
rừng, không phân biệt độ dốc và đất có cây rừng tái sinh hoặc có thảm thực vật
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng được quy hoạch để khoanh nuôi, bảo vệ thành rừng.
Dựa vào các căn cứ sau đây để
xác định đất lâm nghiệp:
- Quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
- Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản
xuất hoặc đề án tổng quan lâm nghiệp tỉnh.
- Luận chứng kinh tế kỹ thuật; dự
án quản lý, xây dựng khu rừng; quyết định quy hoạch khu lâm nghiệp được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ
phân định ba loại rừng để giao đất lâm nghiệp:
2.1. Rừng phòng hộ, gồm:
- Các khu rừng phòng hộ đã được
xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Các khu rừng phòng hộ đã hoặc
đang được xây dựng dự án quản lý xây dựng khu rừng để trình cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền quyết định xác lập.
- Các vùng đất lâm nghiệp sau
đây được quy hoạch thành rừng phòng hộ thuộc phạm vi tỉnh nào thì do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh đó quyết định xác lập:
+ Toàn bộ rừng và đất lâm nghiệp
trên núi đá vôi.
+ Rừng và đất lâm nghiệp có tác
dụng trực tiếp bảo vệ, nuôi dưỡng nguồn nước sinh hoạt cho các vùng dân cư.
+ Rừng trên đỉnh dông của các dẫy
núi cao.
2.2. Rừng đặc dụng, gồm:
- Các khu rừng đặc dụng đã được
xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Các khu rừng đặc dụng đã hoặc
đang được xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật; dự án quản lý, xây dựng khu rừng
để trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập.
2.3. Rừng sản xuất, gồm:
- Rừng sản xuất đã được cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền quyết định quy hoạch hoặc giao cho các tổ chức của
Nhà nước.
- Rừng sản xuất đã được giao ổn
định lâu dài cho các tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân trước khi có Nghị định
02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ.
- Rừng sản xuất chưa giao cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3. Căn cứ để
giao đất lâm nghiệp:
- Căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp
và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch 3 loại rừng của từng địa phương
đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào nhu cầu, khả năng sử
dụng đất lâm nghiệp vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức được ghi trong luận
chứng kinh tế kỹ thuật, dự án quản lý, xây dựng khu rừng được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và đơn xin giao đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận.
- Trường hợp việc giao đất lâm
nghiệp gắn với việc thực hiện các chính sách đầu tư hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước
theo các Quyết định 264/CT ngày 22 tháng 7 năm 1992 và 327/CT ngày 15 tháng 9
năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Quyết
định 202/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ thì việc giao đất
phải theo kế hoạch nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ hàng năm của Nhà nước.
4. Đối tượng
được giao đất lâm nghiệp:
4.1. Tổ chức của Nhà nước gồm:
Các Ban quản lý khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng; các doanh nghiệp lâm,
nông, ngư; các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp; các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang; các trường học, trường dạy nghề và các tổ chức kinh tế Nhà nước khác.
4.2. Tổ chức không phải của Nhà
nước, gồm: Các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội được thành lập theo luật
pháp hiện hành của Nhà nước.
4.3. Làng, bản nơi còn có tập tục
suy tôn già làng, trưởng bản đại diện cho các cộng đồng hoặc các dòng họ thuộc
đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao.
4.4. Hộ gia đình và cá nhân thường
trú hoặc tạm trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn xác nhận.
5. Nguyên tắc
giao đất lâm nghiệp:
5.1. Rừng phòng hộ:
5.1.1. Rừng phòng hộ được xác lập
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì
giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ.
5.1.2. Nhà nước giao đất trồng rừng
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ; hoặc
trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật được kết hợp với sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp ở các vùng sau đây:
- Vùng phòng hộ đầu nguồn ít
xung yếu,
- Vùng phòng hộ chắn gió, chắn
cát bay mà cát đã cố định,
- Vùng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển mà đất đã ổn định,
- Vùng phòng hộ bảo vệ môi trường
sinh thái.
5.1.3. ở các vùng phòng hộ đầu
nguồn rất xung yếu và xung yếu, nếu có dân cư sinh sống trong đó thì giao đất
thổ cư, thổ canh, đất để sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình,
cá nhân theo Luật đất đai năm 1993 mà không giao đất lâm nghiệp có rừng để làm
đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhân dân sống trong vùng phòng hộ đầu nguồn
rất xung yếu và xung yếu được nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo
vệ rừng theo Quyết định 202/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
5.1.4. Đối với rừng phòng hộ
chưa giao cho ai quản lý thì giao cho Chi cục Kiểm lâm địa phương quản lý, bảo
vệ.
5.2. Rừng đặc dụng:
5.2.1. Vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh thì giao cho Ban quản lý vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn
thiên nhiên.
Đối với khu vực cần phải bảo vệ
nghiêm ngặt mà còn có các hộ dân cư sống xen kẽ nhưng chưa hoặc không có khả
năng di chuyển đi nơi khác thì chủ rừng được khoán cho các hộ gia đình này diện
tích rừng phải bảo vệ theo hợp đồng khoán. Riêng đất thổ cư, thổ canh, đất nông
nghiệp các hộ gia đình đã sử dụng từ trước khi được giao cho hộ gia đình theo
Luật đất đai năm 1993.
5.2.2. Đối với các khu rừng văn
hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghiên cứu thí nghiệp được xác lập
theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thì giao cho Ban quản
lý các công trình này quản lý theo quy định của pháp luật. Nếu có dân cư sinh sống
trong các khu rừng này thì đất thổ cư, thổ canh, đất sản xuất nông nghiệp ổn định
mà nhân dân đã sử dụng từ trước thì Ban quản lý được trả lại cho địa phương để
địa phương giao cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu rừng.
5.2.3. Đối với rừng đặc dụng
chưa hoặc không có Ban quản lý thì giao cho Chi cục Kiểm lâm địa phương quản
lý, bảo vệ.
5.3. Rừng sản xuất:
5.3.1. Rừng sản xuất thuộc lại đất
lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của Nhà nước, có thảm thực
vật cần khoanh nuôi, bảo vệ thì:
+ Giao cho các tổ chức của Nhà
nước theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án quản lý, dự án đầu tư được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân
theo khế ước được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (có mẫu khế
ước kèm theo).
- Rừng sản xuất thuộc loại đất
lâm nghiệp chưa có rừng, cần phải gây trồng rừng thì:
+ Giao cho các tổ chức của Nhà
nước theo khả năng sử dụng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Trường hợp việc giao đất lâm
nghiệp gắn với việc thực hiện các chính sách đầu tư hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước
thì việc giao đất phải theo kế hoạch nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hàng năm của Nhà
nước.
5.3.2. Rừng sản xuất chưa giao
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì giao cho các cơ quan Kiểm lâm địa phương
quản lý, bảo vệ.
6. Nguyên tắc
và thẩm quyền giao đất lâm nghiệp, ký khế ước, ký hợp đồng và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
6.1. Chỉ có các cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền mới được quyền giao đất lâm nghiệp.
Chủ rừng là người hoặc tổ chức
được Nhà nước trực tiếp giao đất lâm nghiệp.
6.2. Chỉ có chủ rừng Nhà nước mới
được quyền khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo Quyết
định 202/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 5 năm 1994 và được áp dụng mẫu
hợp đồng kèm theo Thông tư này.
6.3. Thẩm quyền xác lập các khu
rừng và giao đất lâm nghiệp được quy định tại Điều 11 Luật bảo vệ và phát triển
rừng. Điều 8 Nghị định số 17/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ), cụ thể như sau:
+ Các khu rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng, rừng sản xuất do Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập thì Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh nơi có rừng làm thủ tục bàn giao đất lâm nghiệp và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
quyết định xác lập và giao:
+ Các khu rừng phòng hộ, có quy
mô diện tích dưới 20.000 ha và các khu di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan du lịch
ở địa phương sau khi có sự nhất trí của Bộ Lâm nghiệp hoặc các ngành có liên
quan và giao cho các tổ chức Nhà nước ở địa phương quản lý, sử dụng.
+ Các khu rừng sản xuất ở địa
phương có diện tích từ 1000 đến dưới 20.000 ha, các khu rừng đặc sản dưới 5.000
ha và giao cho các tổ chức ở địa phương quản lý, kinh doanh theo quy hoạch của
Nhà nước.
+ Giao cho doanh nghiệp tư nhân
trong nước diện tích đất lâm nghiệp từ 100 ha đến dưới 1000 ha để sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện
quyết định:
+ Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân để làm vườn rừng, sản xuất nông, lâm kết hợp, sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp theo quy hoạch của tỉnh.
+ Giao rừng sản xuất cho các tổ
chức, các cộng đồng làng, bản ở địa phương theo quy hoạch của tỉnh.
6.4. Thẩm quyền ký khế ước và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định thu hồi đất được cụ thể như sau:
- Ký khế ước:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
ký khế ước diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của
Nhà nước có thảm thực vật cần khoanh nuôi, bảo vệ cho các tổ chức không phải của
Nhà nước.
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện
ký khế ước diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của
Nhà nước có thảm thực vật cần khoanh nuôi, bảo vệ cho hộ gia đình, cá nhân.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và quyết định thu hồi đất:
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định giao đất lâm nghiệp thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết
định thu hồi đất.
7. Tổ chức
thực hiện việc giao đất lâm nghiệp:
7.1. Giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm gắn lao động với đất đai, phát triển
kinh tế xã hội, khôi phục lại vốn rừng đã bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy đòi
hỏi phải có sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng và sự chỉ đạo chặc chẽ của Uỷ ban nhân
dân các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành có chức năng thực hiện như lâm
nghiệp - địa chính và sự phối hợp giúp đỡ của các ngành nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm.
7.2. Từng cấp phải rà soát lại
quy hoạch tổng thể và quy hoạch lâm nghiệp đối chiếu với khả năng thực hiện để
bổ sung điều chỉnh cho sát hợp, làm căn cứ cho việc giao đất lâm nghiệp.
Khi rà soát quy hoạch cần chú ý
đến hiệu quả kinh tế, xã hội và lợi ích của người đang sử dụng đất nông nghiệp.
Không được thu hồi đất của người đang sử dụng có hiệu quả, trừ trường hợp mà Luật
bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và Luật đất đai năm 1993 quy định.
7.3. Tổ chức việc học tập, quán
triệt chủ trương và chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giao đất lâm nghiệp
trong nhân dân, các cấp, các ngành để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất
lâm nghiệp yên tâm đầu tư phát triển rừng.
7.4. Giao cho các Chi cục và các
Hạt kiểm lâm phối hợp với cơ quan địa chính cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh
và Uỷ ban nhân dân huyện sở tại thực hiện giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân.
7.5. Việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thực hiện theo các quy định của Tổng cục Địa chính.
- Đối với diện tích đất lâm nghiệp
do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được giao theo các văn bản trước
khi có Nghị định số 02 và Thông tư hướng dẫn này, nếu xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lâm nghiệp, thì diện tích đó phải được thể hiện trên bản đồ địa
chính hoặc sơ đồ địa chính tổng quát, sổ địa chính. Trường hợp chưa thể hiện được
chi tiết thì phải được cắm mốc trên thực địa, đánh dấu vị trí trên bản đồ và
tính được diện tích. Làm lại hồ sơ theo Điều 10 Nghị định số 02.
- Đối với tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân được giao đất lâm nghiệp từ ngày ban hành Nghị định số 02 và Thông tư
này để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đầy đủ hồ sơ quy định tại
Điều 13 Nghị định số 02.
- Đối với rừng làng, rừng bản, rừng
đã có chủ sử dụng từ trước ngày ban hành Luật bảo vệ và phát triển nhưng không
phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao mà không trái với các Luật bảo vệ
và phát triển rừng (1991), Luật đất đai (1993) và không có tranh chấp thì được
xét công nhận là chủ rừng hợp pháp và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp. Trường hợp trái với những quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng
và Luật đất dai thì Uỷ ban nhân dân các cấp xét duyệt quyết định thu hồi toàn bộ
hoặc một phần để giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo pháp luật quy
định.
7.6. Đối với đất lâm nghiệp được
giao trước đây nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì phải thu hồi để
giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác.
7.7. Về kinh phí giao đất lâm
nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và sẽ có Thông tư liên Bộ Lâm nghiệp - Tài
chính hướng dẫn riêng.
7.8. Giao trách nhiệm cho ông Cục
trưởng Cục Kiểm lâm hướng dẫn, chỉ đạo, tập hợp báo cáo theo định kỳ và quan hệ
với các ngành ở Trung ương và địa phương giúp Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp về việc
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp.
7.9. Thông tư này có hiệu lực từ
ngày ký.
Trong quá trình thực hiện Thông
tư này, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc hệ thống lâm nghiệp ở địa
phương gặp khó khăn trở ngại gì, thì kịp thời báo cáo về Bộ Lâm nghiệp (Cục Kiểm
lâm) xem xét giải quyết.