Thông tư 03-TC/HCP/P1 năm 1960 sửa đổi chế độ phụ cấp lưu trú do Bộ Tài Chính ban hành.
Số hiệu | 03-TC/HCP/P1 |
Ngày ban hành | 11/02/1960 |
Ngày có hiệu lực | 26/02/1960 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trịnh Văn Bính |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 03-TC/HCP/P1 |
Hà Nội, ngày 11 tháng 02 năm 1960 |
SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯU TRÚ
Theo chế độ công tác phí hiện hành, cán bộ, công nhân, viên chức đi công tác được hưởng, trong những ngày đi đường, phụ cấp mỗi ngày 1đ20, nếu phải ăn 2 bữa cơm hàng.
Những ngày lưu trú tại nơi đến công tác, vì cán bộ đã được cơ quan có quan hệ công tác giúp đỡ ăn, ở nên không có phụ cấp.
Riêng ở thành phố Hà nội, vì điều kiện nhà ở khó khăn nên có quy định một khoản phụ cấp cho những ngày lưu trú, trong trường hợp cơ quan không đảm bảo được chỗ ăn, ở cho cán bộ đến công tác.
Thi hành chế độ ấy, một số cán bộ gặp khó khăn trong trường hợp nơi đến công tác không có cơ sở tiếp đón để giúp đỡ chỗ ăn, ở, phải ăn, ở, ngoài hàng quán, chi tiêu tốn kém hơn. Mặt khác, mức phụ cấp lưu trú tại Hà nội, trong trường hợp phải ăn, ở ngoài hàng quán, lại quy định quá cao, thiếu cân đối giữa Hà nội và các địa phương khác, nên có sự chênh lệch quá nhiều.
Để giải quyết hợp lý hơn, sau khi đã lấy ý kiến các Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ chúng tôi quy định lại phụ cấp lưu trú như sau:
a) Nếu vì điều kiện thiếu nhà, cơ quan không thu xếp được chỗ ăn, ở, cán bộ đến công tác phải ăn, ở ngoài hàng quán có chứng nhận của cơ quan trên giấy đi đường là cán bộ không được đảm bảo chỗ ăn, ở, thì cán bộ được thanh toán phụ cấp lưu trú trong 10 ngày đầu:
- Tiền ăn: 0đ60 một ngày (tức là 0đ30 một bữa)
- Tiền trọ: tối đa không quá 0đ40 một đêm (có biên lai hoặc chứng nhận của nhà trọ).
Trong thời gian được hưởng phụ cấp lưu trú, cán bộ vẫn được hưởng khoản chênh lệch (nếu có) về phụ cấp khu vực tại Hà nội.
Từ ngày 11 trở đi, không có phụ cấp lưu trú nhưng vẫn được hưởng phụ cấp khu vực (nếu có).
Nếu cơ quan bố trí được chỗ ăn, ở, nhưng cán bộ tự ý ăn, ở ngoài hàng quán thì không được hưởng phụ cấp lưu trú.
b) Đối với những cán bộ, công nhân, nhân viên ở các địa phương về Hà nội khám hoặc chữa bệnh, nhưng vì thiếu chỗ nằm bệnh nhân phải ở ngoại trú, thì phụ cấp lưu trú sẽ giải quyết như sau:
- Trong 10 ngày đầu: giải quyết theo điểm a.
- Từ ngày thứ 11 trở đi, chỉ hưởng phụ cấp ở khu vực Hà nội (nếu có) và được thanh toán tiền trọ, nhưng phải có biên lai hoặc chứng nhận của nhà trọ và của Đồn Công an gần nơi cán bộ tạm trú (tối đa không quá 0,40 một đêm).
2. Lưu trú tại các địa phương khác:
Các cán bộ, vì công tác phải lưu trú tại các thị trấn, thị xã và các thành phố Hải-phòng, Nam định mà phải ăn, ở ngoài hàng quán vì cơ quan không đảm bảo được chỗ ăn, ở, có chứng nhận của cơ quan đến công tác hoặc của Công an địa phương (nếu là nhân viên tiếp liệu) thì được hưởng phụ cấp lưu trú trong 10 ngày đầu:
- Tiền ăn: 0đ40 một ngày (tức là 0đ20 một bữa).
- Tiền trọ: tối đa không quá 0đ30 một đêm (có biên lai của nhà trọ).
Trong thời gian được hưởng phụ cấp lưu trú, cán bộ vẫn được hưởng khoản chênh lệch nếu có (nếu có) về phụ cấp khu vực tại nơi lưu trú.
Từ ngày 11 trở đi, không có phụ cấp lưu trú nhưng vẫn được hưởng phụ cấp khu vực (nếu có).
Những ngày lưu trú ở huyện và xã, không có phụ cấp lưu trú.
3. Trường hợp đi ngang qua Hà nội hoặc các địa phương khác (tạm trú).
Trong khi đi công tác từ địa phương này sang địa phương khác, nếu cán bộ bắt buộc phải dừng lại ở một nơi trên dọc đường đi, có lý do chính đáng (như: đợi tàu, xe, bão, lụt, tai nạn, ốm đau) thì phải dựa vào cơ quan địa phương để có chỗ ăn, ở. Trường hợp phải ăn, ở ngoài hàng quán thì phụ cấp tạm trú tính như sau:
a) Nếu thời gian dừng lại không quá một ngày; được coi như vẫn trên đường công tác và hưởng phụ cấp đi đường như thường lệ.