Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Thông tư 03-LĐ/TT-1979 về thủ tục thi hành kỷ luật lao động đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 03-LĐ/TT
Ngày ban hành 28/02/1979
Ngày có hiệu lực 28/02/1979
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động
Người ký Nguyễn Song Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 1979

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG SỐ 3-LĐ/TT NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 1979 HƯỚNG DẪN THÊM VỀ THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

Vừa qua, việc xử lý các vụ vi phạm về kỷ luật lao động nói chung các ngành, các địa phương đã giải quyết được kịp thời, có tác dụng ngăn ngừa được hiện tương tiêu cực trong sản xuất, công tác. Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật chưa đúng quyền hạn, trách nhiệm được phân cấp. Khi xử lý hai hình thức kỷ luật: - hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác và buộc thôi việc, - các cơ sở thường phải làm đi, làm lại nhiều lần do hồ sơ kỷ luật chưa có đủ tính pháp lý. Một số vụ thi hành kỷ luật chưa có chứng cớ xác đáng, rõ ràng. Nhiều nơi để kéo dài thời gian việc xét để xoá bỏ hiệu lực của kỷ luật, khi người phạm lỗi đã tiến bộ. Có nơi áp dụng các hình thức kỷluật như cách chức, thải hồi đuổi về địa phương, đình chỉ công tác một cách tuỳ tiện, không đúng quy định ở Nghị định số 195-CP ngày 31-12-1964 của Hội đồng Chính phủ.

Để các ngành, các địa phương thi hành thống nhất, sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức của Chính phủ và Tổng Công đoàn Việt Nam, Bộ Lao động hướng dẫn như sau:

I- HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Các ngành, các địa phương phải thi hành đúng bốn hình thức kỷ luật đã ghi ở Điều 5, chương II, Điều lệ về kỷ luật lao động.

Hai hình thức khiển trách, cảnh cáo, không phải đưa ra hội đồng kỷ luật. Hai hình thức hạ tầng công tác, hạ cấp bậc kỹ thuật, chuyển đi làm việc khác và buộc thôi việc, nhất thiết phải đưa ra hội đồng kỷ luật.

II- THỦ TỤC THI HÀNH KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Tổ chức hội đồng kỷ luật và thủ tục của hội đồng kỷ luật, đã hướng dẫn ở Thông tư số 13/TT-LB ngày 30-8-1966 của liên bộ Lao động - Nội vụ và Thông tư số 12/LĐ-TT ngày 28-5-1977 của Bộ Lao động.

Trong mọi trường hợp, từ khi kiểm thảo, họp hội đồng kỷ luật đến khi thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan quyết định thi hành kỷ luật, người phạm lỗi có quyền trình bày hết ý kiến của mình. Bất kỳ ai cũng không được gò ép, cưỡng bức hoặc dùng các hình thức nhục hình đối với người phạm lỗi như bắt đứng, bắt ngồi dưới đất ... mà một số cơ sở đã làm.

Việc thi hànhkỷ luật lao động đối với người phạm lỗi cần hết sức khách quan. Vì vậy nhất thiết không được cử: người có quan hệ họ hàng, gia đình hoặc bạn thân với người phạm lỗi, người mà xét ra không đảm bảo tính chất khách quan, người đang bị kỷ luật hoặc đang đề nghị thi hành kỷ luật tham gia vào thành phần hội đồng kỷ luật. Hội đồng có một đại biểu công nhân hoặc viên chức. Người này phải do đơn vị đề cử, giám đốc hoặc thủ trưởng cơ quan không được tự ý chỉ định.

Về thủ tục thi hành kỷ luật lao động phải qua các bước:

- Tiến hành kiểm thảo ;

- Lập hồ sơ kỷ luật ;

- Đưa ra hội đồng kỷ luật (đối với hai hình thức kỷ luật thứ bà và thứ tư) ;

- Thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan ra quyết định thi hành kỷ luật sau khi đã trao đổi với đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở (đối với hai hình thức kỷ luật thứ ba và thứ tư).

1. Tiến hành kiểm thảo:

Kể từ ngày phát hiện sai lầm, tổ sản xuất hoặc phòng công tác tiến hành kiểm thảo người phạm lỗi. Đương sự làm bản tự kiểm thảo, anh chị em trong tổ góp ý kiến, đương sự có quyền tiếp thu ý kiến và không tiếp thu ý kiến, tất cả đều ghi vào biên bản. Mỗi lần họp đều ghi vào biên bản, đánh số thứ tự biên bản số 1,2,3 ... và chuẩn bị lập hồ sơ, nếu vụ kỷ luật phải thi hành một trong bốn hình thức kỷ luật.

2- Lập hồ sơ kỷ luật.

Có ba loại hồ sơ:

- Hồ sơ đối với công nhân, viên chức đang làm việc.

- Hồ sơ đối với công nhân, viên chức bỏ việc.

- Hồ sơ đối với công nhân, viên chức bị bắt giam.

a) Hồ sơ đối với công nhân viên chức đang làm việc gồm có:

- Bản ghi diễn biến sự việc xảy ra, mức độ tác hại, số liệu cụ thể sau khi đã thẩm tra xác minh.

- Các biên bản kiểm thảo đương sự từ tổ sản xuất, phòng công tác trở lên, kèm theo đề nghị mức độ kỷ luật. Nếu đương sự ở đoàn thể công đoàn, thanh niên hay phụ nữ mà đoàn thể ấy có kiểm thảo đương sự thì biên bản kiểm thảo ấy cũng phải đính kèm hồ sơ.

- Bản kiểm thảo của đương sự, có ý kiến của đương sự đề nghị mức độ kỷ luật (bản chính), nếu phải kiểm thảo nhiều lần thì đánh số thứ tự 1,2,3 ... Trường hợp đương sự không chịu kiểm thảo, thì tổ hoặc phòng ghi rõ lý do vào biên bản.

- Một hay nhiều tài liệu có liên quan như: đơn tố cáo, chứng từ, hoá đơn, sổ chấm công của đơn vị v.v...

[...]