Thông tư 02-TBXH-1982 hướng dẫn thi hành Nghị quyết 16-HĐBT 1982 về việc tinh giản biên chế hành chính do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 02-TBXH
Ngày ban hành 22/02/1982
Ngày có hiệu lực 09/03/1982
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Kiện
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02-TBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 1982

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 2-TBXH NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 1982 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 16-HĐBT NGÀY 8-2-1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC TINH GIẢN BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH

Ngày 8-2-1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số 16-HĐBT về việc tinh giản biên chế hành chính, trong đó có phần giải quyết chế độ chính sách cho những người nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động nói trong điểm 3 và 4 ở phần II. Bộ thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể việc cho công nhân, viên chức về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động theo các điểm 3 và 4 nói trên như sau:

1. Về việc giải quyết cho người về mất sức lao động.

Tại điểm 3, phần III của nghị quyết có quy định: "Đối với công nhân, viên chức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ yếu, nếu chưa đủ điều kiện về thời gian công tác để hưởng chế độ hưu trí, nhưng đã có đủ 15 năm công tác liên tục thì cho nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động dài hạn".

Dưới đây nói rõ thêm:

- Những người sức khoẻ yếu nói trên là những người ốm đau có bệnh kinh niên mãn tính đã qua điều trị, điều dưỡng nhiều lần vẫn không làm được này không cần phải có biên bản giám định sức khoẻ của hội đồng giám định y khoa như trước đây quy định nhưng phải có bản tóm tắt tình hình bệnh tật, thời gian điều trị, điều dưỡng do y tế cơ quan lập, công đoàn cơ quan xác nhận đương sự yếu đau không làm được viện và được thủ trưởng có thẩm quyền của cơ quan, xí nghiệp, hay đơn vị chứng thực, đồng ý cho nghỉ việc vì mất sức lao động.

- Những người đã nghỉ việc từ trước ngày ban hành nghị quyết số 16 - HĐBT, nếu đã đủ 15 năm công tác liên tục, thì khi nghỉ việc dù chưa đến tuổi 50 (nam) hoặc 45 tuổi (nữ) và hiện còn đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng cũng được hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn.

2. Về việc giải quyết cho người về hưu.

Tại điểm 4, phần III của nghị quyết số 16 HĐBT quy định: "đối với những người có đủ thời gian công tác liên tục, nhưng chưa đủ tuổi về hưu, nếu không bố trí được công tác, hoặc không đưa được về cơ sở sản xuất thì cho nghỉ việc và cũng được hưởng chế độ hưu trí".

Dưới đây nói rõ thêm:

- Những người có đủ thời gian công tác liên tục nói trên là những người đã có đủ 25 năm công tác liên tục (nếu làm nghề bình thường) hoặc có đủ 20 năm công tác liên tục (nếu) làm nghề nặng nhọc, độc hại thuộc loại III, IV, V trong Bảng phân loại lao động theo nghề của Bộ Lao động). Tuy vậy, những người nói trên, nếu còn khoẻ mạnh thì cơ quan cần sắp xếp công tác, hoặc đưa về cơ sở sản xuất, hoặc bội dưỡng nghiệp vụ, sau khi đã tích cực tìm mọi biện pháp mà không thực hiện được, thì mới cho nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.

Những người nghỉ việc từ tháng 2 năm 1982 hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động, nếu có đủ 25 năm công tác (làm bình thường) hoặc 20 năm công tác (làm nghề nặng nhọc, độc hại) như đã nói trên được chuyển hưởng chế độ hưu trí kể từ tháng 2 năm 1982 và do Sở thương binh và xã hội nơi cư trú làm điều chỉnh.

Những trường hợp về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động được miễn ra hội đồng giám định y khoa, thì quyết định cho việc nghỉ việc cần ghi căn cứ Nghị quyết số 16 - HĐBT ngày 8-2-1982 của Hội đồng bộ trưởng để khỏi nhầm lẫn với những trường hợp khác.

Những trường hợp không thuộc diện dôi ra cơ quan có yêu cầu công tác mà đương sự vẫn cứ xin nghỉ việc, thì phải qua hội đồng giám định y khoa khám sức khoẻ như quy định hiện hành.

 

Nguyễn Kiện

(Đã ký)

 

6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ