Thông tư 01-BYT/TT-1966 về việc trang bị phòng hộ lao động đối với cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 01-BYT/TT
Ngày ban hành 06/01/1966
Ngày có hiệu lực 06/01/1966
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Đinh Thị Cẩn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-BYT/TT

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1966 

 

THÔNG TƯ

VỀ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC THU MUA, SƯU TẦM DƯỢC LIỆU

Để đảm bảo sức khoẻ, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu khắc phục được khó khăn khi công tắc ở vùng rẻo cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ, sau khi được thỏa thuận của Bộ Lao động (tại công văn số 662-LĐ/BH ngày 08-05-1965), Bộ Y tế quy định về trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu như sau:

I. VỀ TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ TRANG BỊ NGHIỆP VỤ

a) Trang bị bảo hộ lao động:

Cán bộ nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu thường xuyên lưu động ở vùng rẻo cao được trang bị:

- 1 áo mưa (hoặc 2 mét ni-lông),

- 1 đôi giày đi rừng,

- 1 áo bông;

- 1 bi-đông đựng nước,

- 2m50 vải bạt Nam Định.

b) Trang bị nghiệp vụ:

- Túi đựng mẫu cây thuốc,

- Bao đựng gạo,

- Dao đi rừng,

- Một số kẹp, bìa, gùi, cuốc, xẻng cần thiết.

II. NGUYÊN TẮC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG

a) Nguyên tắc sử dụng.

Trang bị bảo hộ lao động chỉ áp dụng cho cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua, sưu tầm dược liệu thường xuyên lưu động ở vùng rẻo cao hàng năm ít nhất từ 6 tháng trở lên; cán bộ, nhân viên tuy có làm công tác thu mua nhưng ở vùng thấp, vùng đồng bằng hoặc làm việc có tính chất tĩnh tại, làm nhiệm vụ cân đông, giao dịch ở các cửa hàng thì không được áp dụng.

Dụng cụ trang bị bảo hộ lao động là tài sản chung của Nhà nước, giao cho cá nhân khi làm nhiệm vụ được sử dụng, cho nên mỗi người phải có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận, không được dùng bừa bãi, khi thay đổi công tác phải hoàn lại các trang bị cho cơ quan, trường hợp làm mất hoặc hư hỏng dụng cụ bảo hộ lao động mà không có lý do chính đáng thì đơn vị tùy theo lỗi nhẹ nặng mà xử trí bằng biện pháp hành chính từ phê bình, cảnh cáo hoặc bồi thường bằng tiền theo giá khi mất hoặc hư hỏng.

Các cơ quan khi cấp phát dụng cụ trang bị bảo hộ lao động cho cá nhân phải có sổ (hoặc phiếu) để ghi rõ những thứ được cấp phát để tiện việc theo dõi.

b) Thời gian sử dụng:

Áo mưa, áo bông, vải bạt, bi-đông cứ 3 năm được xét cấp lại một lần, giầy đi rừng 1 năm được xét cấp lại một lần. Tuy nhiên, mỗi cán bộ, nhân viên khi được trang bị phải nêu cao tinh thần giữ gìn của công để dụng cụ được sử dụng dài hơn; khi đã hết thời gian sử dụng mà không còn dùng được nữa thì sẽ mang cái cũ để đổi lấy cái mới.

Các trang bị về nghiệp vụ thì không quy định thời gian sử dụng mà tùy theo yêu cầu công tác mà mua sắm cho hợp lý, trên tinh thần hết sức tiết kiệm, cần đến đâu mua đến đấy.

III. CÁC CHẾ ĐỘ KHÁC

Chế độ phụ cấp đi đường, bồi dưỡng khi ốm đau thi hành theo thông tư số 14-TT/LB ngày 11-3-1960 của Liên bộ Nội vụ - Lao động – Tài chính và phụ cấp khu vực thi hành theo thông tư số 16-LB/TT ngày 11-7-1960 của Liên bộ Lao động - Nội vụ.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này áp dụng cho các cán bộ, nhân viên làm công tác thu mua dược liệu ở các huyện, các tỉnh và quốc doanh dược liệu cấp I mà thường xuyên lưu động ở các vùng rẻo cao miền núi, kể cả cán bộ, nhân viên làm công tác sưu tầm dược liệu ở Viện dược liệu.

[...]