Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 81-LN-TT năm 1962 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động do Tổng Cục Lâm Nghiệp ban hành.

Số hiệu 81-LN-TT
Ngày ban hành 17/12/1962
Ngày có hiệu lực 17/12/1962
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Lâm nghiệp
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81-LN-TT

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1962

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:

-Các Sở, Ty, Phòng Lâm nghiệp
- Các Lâm trường quốc doanh
- Các Phân cục vận chuyển Lâm sản
- Các Đoàn điều tra, xí nghiệp sản xuất, sửa chữa, chế biến, cơ sở thí nghiệm,
 vườn ươm, bệnh xá, trường học, trực thuộc Tổng cục
- Các Cục, Vụ, Viện, Ban.

 

I. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH

Ngành Lâm nghiệp ngày càng phát triển, để tiến nhanh, mạnh cùng với các ngành kinh tế khác; Điều kiện làm việc của cán bộ, công nhân, viên chức trực tiếp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Những chế độ trang bị phòng hộ trước đã ban hành không đáp ứng đầy đủ với yêu cầu của sản xuất hiện tại.

Đối tượng được trang bị trong các khâu sản xuất còn chênh lệch, mà tính chất công việc thì tương đối giống nhau. Việc quy định trách nhiệm bảo quản, thời hạn sử dụng, hình thức khen thưởng, kỷ luật bảo vệ tài sản, tuy đã có nhưng chưa được rõ và chấp hành chưa nghiêm chỉnh. Có người còn cho đó là tư trang của cá nhân, muốn sử dụng thế nào tùy ý mình, như cất đi cho mới, dùng đi chơi mà không tuân theo nội quy sử dụng chung, dùng để phục vụ sản xuất.

Để bảo vệ sức lao động và đảm bảo khi làm việc được an toàn, cải thiện dần điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, đáp ứng với yêu cầu của sản xuất, đồng thời để uốn nắn những thiếu sót còn tồn tại, Tổng cục ban hành chế độ trang bị này cho phù hợp với tình hình hiện nay nhằm:

- Thống nhất những quy định đã ban hành, dựa trên cơ sở cũ bổ sung, điều chỉnh cho hợp và sát hơn;

- Phân biệt tính chất, điều kiện lao động cụ thể trang bị phòng hộ cho thích hợp với sản xuất;

- Quy định trách nhiệm của cơ sở, xí nghiệp trong việc mua sắm, cấp phát, theo dõi và nhiệm vụ bảo quản của cá nhân được trang bị.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ

A. Điều kiện được trang bị phòng hộ:

Những cán bộ, công nhân viên làm việc trong một hay nhiều điều kiện sau đây, thì được trang bị cá nhân hoặc cho mượn tùy theo công việc thường xuyên hay không thường xuyên.

1. Làm việc trực tiếp với những nguyên vật liệu có chất độc (buồng làm việc) có khí, hơi, bụi độc nhiễm vào người, ảnh hưởng tới sức khỏe.

2. Ánh sáng chói quá có hại đến mắt, da.

3. Dưới hầm kín hoặc trong buồng kín thiếu không khí khó thở.

4. Tiếp xúc với những vật nhọn, sắc cạnh, vật nặng ráp có thể bị cọ sát cơ thể.

5. Tiếp xúc với vật bị đun nóng, nung nóng, hơi khí nóng nước sôi vào những mảnh kim loại nóng, có thể bắn vào cháy bỏng da thịt.

6. Có nhiều bụi độc quá tiêu chuẩn quy định.

7. Thường xuyên làm việc nơi nóng, lạnh quá mức bình thường.

8. Thường xuyên làm việc trong rừng rậm, leo núi, giẫm phải gai góc, dễ bị rắn, rết, vắt cắn.

9. Làm việc nơi dơ bẫn lầy lội quá, sẽ ăn lở loét chân tay.

10. Thường xuyên phải lưu động, làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng của nắng mưa, gió bảo, sương muối, vì công việc không thể nghỉ và trú ẩn được.

11. Tiếp xúc với thiết bị có điện thế trên 36 vôn.

12. Làm việc trên cao.

13. Lặn, làm việc dưới nước, vượt thác qua ghềnh.

14. Những công việc của đơn vị không có thường xuyên, nhưng khi làm cần thiết phải có dụng cụ phòng hộ, thì đơn vị được mua sắm một số dự phòng cho khi cần làm những công việc đó. Ví dụ: những dụng cụ cách điện,dây da, phao bơi an toàn, phun quét tẩm thuốc…

[...]