Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông báo 77/2016/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam và I-ta-li-a

Số hiệu 77/2016/TB-LPQT
Ngày ban hành 09/07/2014
Ngày có hiệu lực 30/11/2016
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Italia,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Trần Đại Quang,Al-Giê-Li-Nô Al-Pha-Nô
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/2016/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ký tại Rô-ma ngày 09 tháng 7 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Lê Hải Triều

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A VỀ HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

PHẦN MỞ ĐẦU

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a, sau đây gọi chung là “các Bên” và gọi riêng là “một Bên”;

NHẬN THẤY rng tội phạm có những ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự và an ninh công cộng cũng như tới lợi ích của công dân;

THỪA NHN sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và khủng bố;

MONG MUỐN tăng cường trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ thực thi pháp luật giữa hai nước;

LIÊN QUAN TỚI Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về các Chất hướng thần năm 1971, Công ước về chng mua bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988, Công ước về chng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước liên hp quốc về chống tham nhũng (2003) cũng như các Công ước liên hợp quốc về chống khủng bố mà các bên là thành viên;

TRÊN CƠ SỞ nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng giữa các Quốc gia, không gây phương hại đến Bên thứ ba và sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa các quan hệ hữu nghị hiện nay giữa hai nước;

PHÙ HỢP VỚI pháp luật quốc gia của hai nước, và đi với phía I-ta-li-a, còn phải tuân thủ các nghĩa vụ phát sinh từ tư cách thành viên Liên minh châu Âu;

ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

Điều 1

MỤC ĐÍCH

Hiệp định này nhằm mục đích tăng cường hợp tác thông qua trao đổi thông tin nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác, đồng thời đào tạo cho các cơ quan thực thi pháp luật của các Bên nhằm đấu tranh chng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, chất hướng thn và tiền chất, mua bán người, đưa người di cư trái phép cũng như khủng bố và các loại tội phạm khác.

Điều 2

CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

1. Các Bên thống nhất cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này là:

(a) Phía Việt Nam là: Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(b) Phía I-ta-li-a là: Bộ Nội vụ nước Cộng hòa I-ta-li-a.

2. Để thực hiện Hiệp định này, Bộ Công an Việt Nam giao Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan chủ trì.

[...]