Quyết định 312/QĐ-TTg năm 2014 về Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tăng cường biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 312/QĐ-TTg
Ngày ban hành 28/02/2014
Ngày có hiệu lực 28/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 312/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
-
Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kim toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTWMTTQ Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).XH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Ngày 27 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII thông qua Nghị quyết số 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 63/2013/QH13). Để triển khai thực hiện có hiệu quả các công việc thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 63/2013/QH13 về tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm về tham nhũng; làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng (như: Giết người do mâu thuẫn cá nhân, nhất thời, tội phạm ma túy, tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng...); làm giảm số đối tượng bị truy nã còn ở ngoài xã hội. Năm 2014 và những năm tiếp theo, tiếp tục duy trì và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã được đề ra trong Chương trình thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án hình sự (ban hành theo Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ). Hằng năm, tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá các loại tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng (trong đó có tham nhũng trong hoạt động tư pháp), nâng cao hiệu quả việc thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.

Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, tham nhũng, không đxảy ra tình trạng tội phạm lộng hành, các trường hợp bao che tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; không để hình thành các tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong dư luận, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự, nhất là chất lượng công tác quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân, công tác hòa nhập cộng đng, làm giảm tỷ lệ tái phạm tội.

2. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thvà cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13.

II. NHIỆM VỤ

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người, Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

2. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm, tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội; đi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung phát hiện, triệt phá các tổ chức, băng nhóm tội phạm; truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt.

4. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm mọi tố giác và tin báo về tội phạm của công dân, cơ quan, tổ chức đều được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích và bảo vệ người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi trả thù người tgiác tội phạm, tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối an ninh, trật tự.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, tập trung vào tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan điều tra và Điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra tội phạm, không đxảy ra việc bức cung, dùng nhục hình; thu thập đầy đủ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điu tra với thanh tra, kim toán, kim sát, giám định tài chính, kế toán..tập trung phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, bảo đảm thời hạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, nhất là các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm và thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt. Chấp hành nghiêm pháp luật trong công tác bắt, giam giữ. Bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp xây dựng Đề án về “Cơ chế, chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, hối lộ”.

6. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng; hướng dẫn việc bảo vệ, biu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng. Chủ động phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xây dựng, ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm. Trong đó, tập trung phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rt nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”,” slượng lớn, rt lớn, đặc biệt lớn, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật hình sự; hướng dẫn áp dụng các Điều 139, 140 và 163 của Bộ luật hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Tội cho vay lãi nặng”.

[...]