Thông báo 55/2017/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về hợp tác tài chính giữa Việt Nam - Ba Lan

Số hiệu 55/2017/TB-LPQT
Ngày ban hành 28/11/2017
Ngày có hiệu lực 28/11/2017
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Ba Lan,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Chí Dũng,Bác-ba-ra Sư-ma-nốp-xka
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan về việc hợp tác tài chính, ký tại Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 11 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Hải Triều

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BA LAN VỀ HỢP TÁC TÀI CHÍNH

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ba Lan, sau đây gọi tắt là “hai Bên”, với mong muốn tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ba Lan, đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

1. Chính phủ Cộng hòa Ba Lan cung cấp khoản tín dụng với trị giá tối đa 250 triệu Euro (hai trăm năm mươi triệu Euro), sau đây gọi tắt là “khoản tín dụng” cho Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tài trợ các dự án tại Việt Nam do hai Bên thỏa thuận trong lĩnh vực đầu tư công và các lĩnh khác theo thỏa thuận của hai Bên.

2. Các hiệp định tín dụng cụ thể cần được ký kết trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Thời hạn này có thể được gia hạn trên cơ sở thỏa thuận của hai Bên theo quy định tại Điều 6.

3. Bộ Tài chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính Ba Lan chịu trách nhiệm đàm phán các hiệp định tín dụng cụ thể.

Điều 2

1. Khoản tín dụng được cung cấp phù hợp với các quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về tài trợ có ràng buộc được xác định tại Thỏa thuận của OECD về tín dụng xuất khẩu hỗ trợ phát triển chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Chính phủ Cộng hòa Ba Lan cam kết mức độ ưu đãi của khoản tín dụng đạt tối thiểu 35%.

2. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết sử dụng khoản tín dụng theo đúng các quy định của OECD về tài trợ có ràng buộc và tạo điều kiện cho Chính phủ Cộng hòa Ba Lan nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của OECD nêu trên.

3. Hai Bên sẽ thông báo cho các doanh nghiệp hai nước về các quy định và thủ tục liên quan đến tài trợ có ràng buộc của OECD.

Điều 3

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo cho Bộ Tài chính Cộng hòa Ba Lan về danh mục dự án dự kiến tài trợ trong khuôn khổ khoản tín dụng. Các dự án được phía Ba Lan phê duyệt sử dụng khoản tín dụng sẽ được Bộ Tài chính Cộng hòa Ba Lan thông báo bằng văn bản tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các dự án cũng như các hợp đồng được tài trợ trong khuôn khổ Hiệp định này cần được hai Bên phê duyệt theo quy định nội bộ của mỗi Bên.

3. Việc lựa chọn nhà cung cấp Ba Lan thực hiện dự án sử dụng khoản tín dụng cần tuân thủ luật và các quy định của Việt Nam về mua sắm công.

Điều 4

1. Các hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ từ Cộng hòa Ba Lan cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thực hiện các dự án được tài trợ trong khuôn khổ khoản tín dụng cần được ký kết bởi các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Cộng hòa Ba Lan và các nhà nhập khẩu từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Giá trị hàng hóa và dịch vụ có xuất xứ Ba Lan trong mỗi hợp đồng được tài trợ trong khuôn khổ khoản tín dụng không được thấp hơn 60% (sáu mươi phần trăm) giá trị hợp đồng. Hai Bên có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp thông tin cụ thể về việc thực hiện yêu cầu này, bao gồm việc trình nộp các tài liệu liên quan như giấy chứng nhận xuất xứ.

Điều 5

1. Bất cứ sự khác biệt nào giữa hai Bên liên quan đến việc diễn giải và áp dụng Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp giữa hai Bên.

[...]