Thông báo 11/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định hàng hải giữa Việt Nam và Bru-nây Đa-ru-xa-lam

Số hiệu 11/2017/TB-LPQT
Ngày ban hành 12/11/2001
Ngày có hiệu lực 04/02/2017
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Brunei Darussalam,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Lê Ngọc Hoàn,***
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Vương quốc Bru-nây Đa-ru-xa-lam, ký tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-oan ngày 12 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 02 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
Q. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

HIỆP ĐỊNH HÀNG HẢI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỦA QUỐC VƯƠNG BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM

Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Quốc vương Bru-nây Đa-ru-xa-lam, dưới đây được gọi là “các Bên ký kết”, với mong muốn củng cố và mrộng hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển giữa hai nước dựa trên nguyên tắc tự do thương mại hàng hải.

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

HỢP TÁC

Mối quan hhợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực vận tải biển thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đng và cùng có lợi, phù hp với luật pháp, thông lệ hàng hải quốc tế và pháp luật của mỗi Bên ký kết.

ĐIỀU 2

ĐỊNH NGHĨA

Theo Hiệp định này, trừ trường hợp có quy định khác các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. “Vận tải nội địa” là vận tải hành khách hoặc hàng hóa giữa các cảng của một Bên ký kết.

2. “Cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết” là:

- Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan được ủy quyền,

- Đối với Bru-nây Đa-ru-xa-lam: Bộ Giao thông và các cơ quan được ủy quyền.

3. “Thuyn viên” bao gồm thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ và những người được tuyển dng làm việc trên tàu của một Bên ký kết có trình độ phù hợp, có tên trong hồ sơ thuyền viên của tàu hoặc danh sách thuyền viên của tàu và có giấy tờ tùy thân do cơ quan, có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp.

4. “Hành khách” là tất cả những người được chuyên chở trên tàu theo hợp đồng vn chuyển hành khách và có tên trong danh sách hành khách.

5. “Cảng của một Bên ký kết” là các cảng biển, bao gồm cả các vùng neo đậu, thuộc lãnh thổ của Bên ký kết đó được công bố là cảng mở cho vận tải biển quốc tế.

6. “Lãnh thổvùng đất liền, các hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà các Bên ký kết có chquyền và quyền chquyền phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.

7. “Tàu của một Bên ký kết” là bất kỳ tàu vận tải biển thương mại mang cờ và được đăng ký tại một Bên ký kết, cũng như bất kỳ tàu vận tải biển thương mại mang cờ của nước thứ ba do thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên ký kết thuê. Thuật ngữ này không bao gồm tàu quân sự, tàu của cảnh sát biển, tàu nghiên cứu khoa học, thủy văn, tàu đánh cá cũng như các loại tàu khác được sử dụng không phải vì mục đích thương mại.

ĐIỀU 3

[...]