Thoả thuận Tài chính số 35/LPQT về việc hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp

Số hiệu 35/LPQT
Ngày ban hành 14/08/2003
Ngày có hiệu lực 14/08/2003
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Hoàng Thế Liên
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ NGOẠI GIAO
-----

 

Số: 35/LPQT

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2003

 

Thỏa thuận Tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp để thực hiện dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14 tháng 8 năm 2003./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Phạm Trường Giang

 

THỎA THUẬN

QUỸ ĐOÀN KẾT ƯU TIÊN THỎA THUẬN TÀI CHÍNH SỐ: 2003 – 27 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH CÔNG CHỨNG VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU

Thỏa thuận Tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng, được lập thành văn bản gốc của Thỏa thuận và Các điều khoản chung, là văn bản tham chiếu và không tách rời văn bản gốc.

Một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam

Và một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp

Cùng thỏa thuận như sau:

MỤC TIÊU CỦA THỎA THUẬN

Điều 1. Bản Thỏa thuận này nhằm mục đích dành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên gọi tại Điều 2 dưới đây.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam đề xuất, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Ủy ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên được xác định là 1 500 000 Euro.

Điều 2. Xác định dự án

Số dự án: 2003 – 27

Ngày phê chuẩn của Ủy ban các dự án: 23 tháng 06 năm 2003

Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về Hợp tác và Pháp ngữ: 21 tháng 07 năm 2003.

Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn: 21 tháng 08 năm 2002.

Tên gọi: Dự án Hỗ trợ hiện đại hóa ngành công chứng Việt Nam

Trị giá: 1 500 000 Euro.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và những trao đổi thương mại là kết quả của chính sách Đổi mới, một chính sách được đưa vào thực tiễn từ năm 1986 tại Việt Nam. Cùng với sự gia tăng của các giao dịch, nhu cầu về công chứng các văn bản cũng gia tăng nhanh chóng, bao gồm các dịch vụ từ công chứng bản sao cho đến hợp đồng mua bán. Các văn bản nói trên, dù có nội dung và tính chất khác nhau, có thể được cấp bởi Ủy ban nhân dân (tương đương với Tòa thị chính của Pháp) hoặc các Phòng Công chứng, tổ chức nhà nước được đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp Việt Nam. Từ 4 Phòng Công chứng cách đây 10 năm, số lượng này đã tăng lên 103 phòng và dự kiến sẽ tăng lên 200 phòng trong 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam đến năm 2006. Đảm bảo độ tin cậy và chất lượng các dịch vụ trước sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu công chứng văn bản là một điều kiện thiết yếu để đưa luật thành văn vào cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu trên, dự án sẽ thực hiện các công việc như sau:

+ Cụ thể hóa nhiệm vụ cũng như các thẩm quyền của các Phòng Công chứng phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời phân định rõ vai trò với các văn bản, trong thời gian ngắn và trung hạn;

+ Trang bị cho các Phòng Công chứng ở Việt Nam một hệ thống tin học hỗ trợ cho việc soạn thảo văn bản để rút ngắn thời gian và nâng cao độ tin cậy của các dịch vụ công chứng đồng thời bước đầu đặt nền móng cho sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa nền công chứng;

[...]