Thỏa thuận tài chính số 106/2004/LPQT về thực hiện Dự án "Hỗ trợ nghiên cứu những thách thức của sự chuyển giao kinh tế và xã hội ở Việt Nam" giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp

Số hiệu 106/2004/LPQT
Ngày ban hành 07/10/2004
Ngày có hiệu lực 07/10/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Đỗ Hoài Nam
Lĩnh vực Đầu tư

BỘ NGOẠI GIAO

 

Số 106/2004/LPQT

Hà Nội , ngày 4 tháng 10 năm 2004

 

Thỏa thuận tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp để thực hiện Dự án "Hỗ trợ nghiên cứu những thách thức của sự chuyển giao kinh tế và xã hội ở Việt Nam" có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUỸ ĐOÀN KẾT ƯU TIÊN

THỎA THUẬN TÀI CHÍNH SỐ 2003 - 29 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU NHỮNG THÁCH THỨC CỦA SỰ CHUYỂN GIAO KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Lời nói đầu

Thỏa thuận tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung, lập thành văn bản tham chiếu của dự án. Thỏa thuận này được làm thành bốn bản, hai bản bằng tiếng Pháp và hai bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau. Thỏa thuận này gồm 10 trang, được đánh số từ số 2 đến số 11 .

CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG

Một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam

Và một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp.

Cùng thỏa thuận như sau:

Phần 1:

MỤC TIÊU CỦA THỎA THUẬN

Điều 1. Bản Thỏa thuận này nhằm mục đích dành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên gọi tại Điều 2 dưới đây.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu do phía Việt Nam cung cấp, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ Ủy ban các dự án Quỹ Đoàn kết ưu tiên được xác định là 1 700 000 euro.

Điều 2. Xác định dự án

Số dự án: 2003 - 29

Ngày Ủy ban các dự án của phía Pháp phê chuẩn: 23 tháng 6 năm 2003 Ngày phê chuẩn của Bộ trưởng phụ trách về Hợp tác và Pháp ngữ: 21 tháng 7 năm 2003

Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam phê chuẩn: 08 tháng 12 năm 2008

Tên gọi: Hỗ trợ nghiên cứu những thách thức của sự Chuyển giao kinh tế và xã hội ở Việt Nam. 

Trị giá: 1 700 000 Euro

Phần 2:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Điều 3. Bối cảnh của dự án Việt Nam bắt đầu thực hiện một quá trình mở cửa kinh tế và chính trị nhanh chóng mang tên "đổi mới" vào năm 1986. Sự tái định hướng mang tính tổng thể của một mô hình xã hội vốn được theo đuổi từ ba thập kỷ nay đã tác động và dẫn đến những thay đổi lớn lao về kinh tế chính trị, xã hội và văn hóa mà chính phủ Việt Nam mong muốn tìm hiểu rõ và thực hiện tốt hơn.

Trong bối cảnh đó, khoa học xã hội và nhân văn trong thời gian gần đây ngày càng được ưu tiên hơn nhằm nâng cao vị trí của nó trong xã hội. Từ giữa những năm 90, các môn học mới như: xã hội học, tâm lý học v.v...đã bắt đầu được giảng dạy trong các trường đại học. Do đó sự thúc đẩy các nghiên cứu về Châu á và khoa học chính trị là nhằm đáp ứng tính chất phức tạp ngày càng cao của các môi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau do sự hội nhập của Việt Nam vào các nước khu vực và thế giới. Từ đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam chính thức công nhận khoa học xã hội phải chiếm vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước và luôn song hành với những chuyển biến đang diễn ra trong xã hội.

[...]