Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Tuyên bố về Thoả ước ASEAN II

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 07/10/2003
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

TUYÊN BỐ

VỀ THOẢ ƯỚC ASEAN II

(Thoả ước BALI II)

Quốc vương Brunei Darussalam, Thủ tướng Vương quốc Căm Pu Chia, Tổng thống Cộng hòa Indônêsia, Thủ tướng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Liên bang Myanmar, Tổng thống Cộng hoà Philippines, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan và Thủ tướng Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Nhắc lại Tuyên bố về Thoả ước ASEAN đã được thông qua tại Bali nổi tiếng này của Indonesia năm 1976, các nhà Lãnh đạo của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) bày tỏ sự hài lòng với thành tựu chung đã đạt được của khu vực;

Lưu tâm cụ thể đến việc mở rộng của ASEAN lên 10 nước trong khu vực Đông Nam á, việc hội nhập kinh tế cuả khu vực sâu rộng và việc tham gia trong tương lai vào Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện (TAC) của quốc gia ngoài khu vực Đông Nam á;

Nhận thức yêu cầu đoàn kết và tăng cường hơn nữa những thành tựu của ASEAN như là một Hiệp hội khu vực năng động, linh hoạt và có sự liên kết chặt chẽ vì lợi ích của các quốc gia và dân tộc thành viên của mình cũng như yêu cầu tăng cường hơn nữa các định hướng của Hiệp hội trong việc đạt được một đường lối rõ ràng và mạch lạc hơn nữa để hợp tác giữa các nước thành viên;

Tái khẳng định cam kết của mình về những nguyên tắc đã nhất trí trong Tuyên bố Băng Kốc (Băng Cốc 1967), Tuyên bố về một khu vực hoà bình, Tự do và Trung lập (Kuala Lumpur, 1971), Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện trong khu vực Đông Nam á (Bali,1976), Tuyên bố về Thoả ước ASEAN (Bali, 1976) và Hiệp ước Khu vực Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân (Băng Cốc, 1995);

Nhận thức rằng tương lai hợp tác ASEAN được định hướng bởi Tầm nhìn ASEAN 2020, Kế hoạch Hành động Hà Nội (1999-2004), và các Kế hoạch Hành động triển khai Kế hoạch Hành động Hà Nội, Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) , và Lộ trình Hội nhập ASEAN (RIA);

Khẳng định thêm rằng Các Nước thành viên ASEAN cùng có trách nhiệm lớn lao đối với việc tăng cường sự ổn định xã hội và kinh tế trong khu vực và đảm bảo sự phát triển quốc gia liên tục và hoà bình, và đó là những nhân tố quyết định để bảo đảm sự ổn định và an ninh của các nước thành viên trước sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của các thành viên phù hợp với lý tưởng và khát vọng của nhân dân các nước thành viên.

Tái khẳng định tầm quan trọng cơ bản việc tôn trọng triệt để nguyên tắc không can thiệp và đồng thuận trong hợp tác ASEAN;

Nhắc lại Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện trong Khu vực Đông Nam á (TAC) là quy tắc xử xự hiệu quả đối với các mối quan hệ giữa các chính phủ và nhân dân;

Nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ổn định cần đến một môi trường chính trị đảm bảo và được dựa trên cơ sở của một nền tảng vững chắc về lợi ích chung đạt được từ hợp tác kinh tế và đoàn kết chính trị;

Thừa nhận sự độc lập của các nền kinh tế ASEAN và sự cần thiết đối với các nước thành viên ASEAN chấp nhận các chính sách “sự Thịnh vượng của Láng giềng” nhằm đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng lâu dài của cả khu vực ASEAN;

Nhắc lại tầm quan trọng của hệ thống thương mại trên cơ sở nguyên tắc đa biên bình đẳng và đóng góp vào mục tiêu phát triển chung;

Thừa nhận rằng ASEAN là một diễn đàn hoà hợp của các quốc gia Đông Nam á, cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng nhiều xã hội, cam kết duy trì sự đa dạng về văn hoá và hài hoà về xã hội;

Đã cùng nhau tuyên bố như sau:

1. Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác an ninh và chính trị, hợp tác kinh tế, và hợp tác văn hoá xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hoà bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực.

2. ASEAN sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình để đảm bảo sự hội nhập chặt chẽ và lợi ích chung giữa các nước thành viên và giữa nhân dân các nước, và để thúc đẩy hoà bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng của khu vực với quan điểm thừa nhận Cộng đồng ASEAN có tính mở, năng động và linh hoạt.

3. ASEAN sẽ đối phó với những năng động mới trong từng nước thành viên ASEAN và sẽ đáp lại một cách khẩn cấp và hiệu quả những thách thức của việc chuyển sự đa dạng văn hoá ASEAN và sự chênh lệch kinh tế thành cơ hội và triển vọng phát triển một cách bình đẳng, trong một môi trường đoàn kết, hài hoà và gắn kết khu vực;

4. ASEAN sẽ nuôi dưỡng những giá trị chung, như thông lệ tham khảo để trao đổi các vấn đề chính trị và sẵn sàng chia xẻ thông tin về các vấn đề quan tâm chung, như hợp tác an ninh hàng hải, chống huỷ hoại môi trường, tăng cường việc bảo vệ hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng bộ quy tắc và giá trị xã hội – chính trị, và giải quyết các tranh chấp đã tồn tại lâu thông qua các biện pháp hoà bình;

5. Hiệp ước Hợp tác và thân thiện là quy tắc xử xự then chốt điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia và là công cụ chính trị để thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực;

6. Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vẫn sẽ được duy trì là diễn đàn quan trọng trong việc hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, cũng như diễn đàn trong việc xây dựng hoà bình và ổn định trong khu vực. ASEAN sẽ tăng cường vai trò của mình trong việc thúc đẩy hơn nữa các giai đoạn hợp tác trong ARF để đảm bảo an ninh trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương;

7. ASEAN cam kết hội nhập kinh tế nội khối sâu rộng và quan hệ với nền kinh tế thế giới để đạt được một cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua chiến lược thống nhất, thực dụng và rõ ràng.

8. ASEAN sẽ tiếp tục dựa vào động lượng đã có được từ tiến trình ASEAN +3 nhằm mục đích thu hút hơn nữa động lực thông qua hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực;

9. Vì lợi ích chung của hội nhập khu vực, ASEAN sẽ dựa ngay vào những cơ hội có được từ những sáng kiến hiện tại của mình và từ các sáng kiến với các đối tác thông qua việc tăng cường các mối quan hệ đầu tư, thương mại cũng như thông qua tiến trình sáng kiến hội nhập ASEAN (AIA) và Lộ trình Hội nhập ASEAN (RIA);

10. ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy một cộng đồng quan tâm đến xã hội và thúc đẩy một khu vực đồng nhất chung;

Đã thông qua như sau:

Khuôn khổ để đạt được một cộng đồng ASEAN năng động, gắn kết, linh hoạt và hội nhập:

A. Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)

[...]