Quyết định 2281/QĐ-BTP năm 203 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương”

Số hiệu 2281/QĐ-BTP
Ngày ban hành 12/09/2013
Ngày có hiệu lực 12/09/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2281/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG"

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”;

Căn cứ Quyết định số 1531/QĐ-BTP ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc chọn địa phương mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tại Công văn số 2320/UBND-NC ngày 12 tháng 8 năm 2013 và Tờ trình số 2322/TCTHADS-NV1 ngày 03 tháng 9 năm 2013 về kết quả xem xét, thẩm định Đề án của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương” với các nội dung chính sau:

I. Mục tiêu Đề án

Việc thí điểm Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương nhằm mục tiêu xác định sự cần thiết, tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp.

Đưa ra các giải pháp, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, từ đó có những đánh giá đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc tổng kết, báo cáo Quốc hội để Quốc hội quyết định những chủ trương tiếp theo. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

II. Nội dung Đề án

1. Địa bàn, số lượng Văn phòng Thừa phát lại và thời gian thực hiện

a) Địa bàn thực hiện thí điểm: tại tỉnh Bình Dương.

b) Thời gian thực hiện thí điểm: từ 2013 - 2015.

c) Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập: 04 Văn phòng.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại; điều kiện mở Văn phòng Thừa phát lại; phạm vi, trình tự, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và chính sách hỗ trợ cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại trong thời gian thí điểm

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương. Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện chặt chẽ việc thí điểm.

4. Tổ chức thực hiện

a) Thống nhất chủ trương, kế hoạch thí điểm chế định Thừa phát lại

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt và có văn bản quán triệt tới các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tại địa phương về thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội, Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” đã được phê duyệt; thống nhất nhận thức về chủ trương thí điểm Thừa phát lại của Đảng và Nhà nước.

- Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai việc thí điểm, bảo đảm thực hiện thí điểm thành công.

Thời gian thực hiện: Trong suốt quá trình thí điểm.

b) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại

[...]