ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1790/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 04
năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực
hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
Căn cứ Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí
Minh;
Căn cứ Nghị định số 135/2013/NĐ-CP
ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều
của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm
chế định Thừa phát lại";
Thực hiện Quyết định số 6236/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc
ban hành Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội”;
Căn cứ Quyết định số 2531/QĐ-BTP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt
Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 545/TTr-STP ngày 17 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TP;
- Ban Nội chính Thành Ủy;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, NC1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỊNH THỪA PHÁT LẠI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND
ngày 03 tháng 04 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thực hiện thành công chủ trương của Đảng
và Nhà nước về thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội
về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số
510/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại".
2. Yêu cầu:
- Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xã hội hóa
một số nội dung hoạt động tư pháp và thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại,
phù hợp với điều kiện cụ thể tại Thành phố.
- Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo,
điều hành và triển khai việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trên địa
bàn Thành phố.
- Bám sát các yêu cầu, nội dung của Đề
án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội” đã được Bộ
Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 2531/QĐ-BTP ngày 21 tháng 10 năm 2013, đảm
bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong việc tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại, đồng thời, bảo đảm yêu
cầu của công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố.
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức Hội nghị quán
triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Văn bản pháp luật có liên quan đến
việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa
phát lại tại thành phố Hà Nội.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp:
Văn phòng UBND Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân
Thành phố, Công an Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý I, II năm
2014.
2. Tham mưu Ban Thường vụ
Thành ủy thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Thực hiện thí
điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hà Nội”; Ban hành văn bản chỉ đạo các
cấp ủy Đảng về việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố.
- Đơn vị thực hiện: UBND Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 3, 4 năm
2014.
3. Tăng cường công tác truyền
thông, phổ biến về chế định Thừa phát lại trong cán bộ, công chức, viên chức và
các tầng lớp nhân dân Thành phố với nội dung và hình thức phù hợp:
3.1. Ban hành Kế hoạch Truyền thông về Chế định Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Hội đồng Phối hợp
công tác Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 3, 4 năm
2014.
3.2. Xây dựng Chuyên trang về Thừa
phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố trên Trang thông tin điện tử Sở Tư
pháp và liên kết trên các trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức:
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài
chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: trong suốt quá
trình thí điểm.
3.3. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến
về Thừa phát lại trên truyền hình, báo giấy, báo điện tử và các phương tiện
truyền thông khác của Thành phố:
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan báo chí của Thành phố.
- Thời gian thực hiện: trong suốt quá
trình thí điểm.
3.4. Tổ chức đối thoại trực tuyến với nhân dân về chế định Thừa phát lại.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2014.
3.5. Biên soạn và
phát hành tài liệu phổ biến pháp luật về Thừa phát lại.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ
quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2014.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ và phát triển nghề Thừa phát lại.
4.1. Tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng
kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề cho Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ
Thừa phát lại.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp:
Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 04 năm
2014 và định kỳ theo Kế hoạch.
4.2. Phát triển đội ngũ thư ký nghiệp
vụ Thừa phát lại.
Rà soát thực trạng đội ngũ thư ký
nghiệp vụ Thừa phát lại, xác định nhu cầu của các Văn
phòng Thừa phát lại về số lượng cũng như trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của thư ký Thừa phát lại. Từ đó, xây dựng
phương án phát triển đội ngũ thư ký Thừa phát lại cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức
có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2014.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại.
5.1. Tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt
động của các Văn phòng Thừa phát lại.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan liên
quan, Ủy ban nhân dân các quận nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
- Thời gian thực hiện: Trong năm
2014.
5.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối
với hoạt động của Thừa phát lại.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp và các
cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.
6. Tăng cường phối hợp, hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa
phát lại.
6.1. Tổ chức
giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Sở Tư pháp với các Văn phòng Thừa phát lại; giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố và Công an Thành phố để kịp thời nắm
bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong
quá trình thực hiện thí điểm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức
có liên quan.
- Thời gian thực
hiện: định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của việc thí điểm.
6.2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong
phạm vi, quyền hạn của mình có hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động của Thừa
phát lại.
7. Xây dựng cơ sở dữ liệu về
Thừa phát lại:
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động
Thừa phát lại bao gồm: Việc thụ lý, hồ sơ, thống kê kết quả công việc, lưu trữ,
tra cứu, tổng hợp, báo cáo, ... Chia sẻ cơ sở dữ liệu của Thừa phát lại với các
cơ quan liên quan, tiếp nhận, tra cứu thông tin, dữ liệu của các cơ quan liên
quan.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Tòa án nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án Dân sự, Công an Thành phố, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND
các quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm
2014.
8. Tiếp tục thành lập 03
Văn phòng Thừa phát lại.
- Đơn vị chủ trì: UBND Thành phố.
- Đơn vị tham mưu, thực hiện: Sở Tư pháp và Văn phòng UBND Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014.
9. Tổ chức sơ kết và tổng kết việc
thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Đơn vị thực hiện:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: theo kế hoạch
của Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm:
1.1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành Ủy:
Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện,
thị xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Trung Ương
và Thành phố về Thừa phát lại; định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí trong
công tác tuyên truyền, phổ biến về thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
trên địa bàn Thành phố.
1.2. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố:
- Chuyển giao, chỉ đạo Tòa án nhân
dân các quận, huyện, thị xã chuyển giao các văn bản cần tống đạt cho Thừa phát
lại; Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ tống đạt cho Thừa phát lại và
Thư ký Thừa phát lại.
- Phối hợp, hỗ trợ và chỉ đạo Tòa án
nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ cho hoạt
động Thừa phát lại. Phổ biến cho công dân có thể lựa chọn giữa Cơ quan Thi hành
án Dân sự và Văn phòng Thừa phát lại trong việc thi hành Bản án, Quyết định của
Tòa án.
- Trong thời gian thí điểm, định kỳ
thông tin cho Sở Tư pháp về hoạt động tống đạt các Văn bản do Tòa án ban hành;
số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại
Tòa án nhân dân Thành phố và Tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã.
1.3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân
Thành phố:
- Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân các
quận, huyện, thị xã kiểm sát hoạt động Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
1.4. Sở Tư pháp:
- Chủ trì và tham mưu cho UBND Thành
phố triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát
lại tại thành phố Hà Nội”.
- Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an, Cục Thi hành án dân sự Thành phố, Sở Tài
chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác triển khai thực hiện các nội
dung của Kế hoạch theo đúng tiến độ và hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
- Định kỳ có sơ kết, đánh giá, đề xuất
các công việc cụ thể cho từng nội dung, trình Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét, quyết định.
1.5. Cục Thi hành án dân sự Thành phố:
- Chuyển giao, chỉ đạo Chi cục Thi
hành án dân sự các quận, huyện, thị xã chuyển giao các văn
bản cần tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Chỉ đạo Chi cục Thi hành án Dân sự
các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động
Thừa phát lại, đặc biệt là hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ thi
hành án dân sự.
- Kịp thời giải quyết các đề nghị của
Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian thí điểm, định kỳ
thông tin cho Sở Tư pháp về hoạt động tống đạt các Văn bản do Cơ quan Thi hành
án dân sự ban hành; hoạt động thi hành án dân sự của Thừa
phát lại.
1.6. Công an Thành phố:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung
cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe cơ giới phục vụ cho việc
xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung
cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện
công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân
sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP
và quy định pháp luật có liên quan.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị
xã và Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại tổ chức
bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án
dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định của
pháp luật có liên quan trong trường hợp cưỡng chế thi hành
án cần huy động lực lượng bảo vệ.
- Chỉ đạo các Trại giam, Trại tạm
giam phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân
sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.
- Chỉ đạo Công an các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại
trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự, xác minh
điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi
hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy
định pháp luật có liên quan.
1.7. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà
Nội cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo
đảm) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo
yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và
phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự
theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP,
Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
1.8. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Tư pháp, Tòa án nhân
dân, Cục Thi hành án Dân sự Thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan hướng
dẫn lập dự toán, bố trí kinh phí phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch trình UBND Thành phố quyết định.
1.9. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện việc đưa tin, tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng về chế định Thừa phát lại, dành thời lượng thích hợp
để tuyên truyền phổ biến trên các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về nội
dung của các văn bản pháp luật liên quan đến Thừa phát lại.
1.10. Các cơ quan thông tin đại
chúng:
Các báo, Đài Phát thanh và Truyền
hình Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu
về chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước
về Thừa phát lại trên các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; theo dõi và
đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để
nhân dân và các tổ chức nắm bắt, sử dụng có hiệu quả công cụ mới trong thi hành
án dân sự.
1.11. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
thành phố Hà Nội và các Ngân hàng khác trên địa bàn Thành phố:
- Phổ biến về trách nhiệm, hướng dẫn
các tổ chức tín dụng phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về
thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định
số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP, Thông tư
liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN và quy định pháp luật có liên quan.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường
công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống các tổ
chức tín dụng.
1.12. Cục Thuế Thành phố:
Cung cấp và chỉ đạo các Chi cục Thuế
các quận, huyện, thị xã cung cấp thông tin về
thuế phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát
lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của pháp
luật.
1.13. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội:
Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại
và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự
theo quy định của pháp luật.
1.14. Ủy ban nhân dân các quận Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Hà Đông có
trách nhiệm:
- Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp
luật về Thừa phát lại tại địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực
thuộc phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật trong quá trình thực hiện thí điểm.
- Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan chuyên môn cung cấp
đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành
án theo yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ cho Thừa
phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự.
1.15. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phối
hợp, hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định. Giao Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính đề xuất
kinh phí thực hiện Kế hoạch này, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ban
Tuyên giáo Thành ủy, Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm
sát nhân dân Thành phố và yêu cầu các Sở, ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan,
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung Kế hoạch đảm
bảo đúng tiến độ và đạt hiệu quả trong thời gian thực hiện thí điểm chế định Thừa
phát lại tại địa bàn thành phố Hà Nội; Định kỳ 06 tháng, 01 năm có báo cáo kết quả về hoạt động của đơn vị và gửi về Sở Tư pháp
- Cơ quan thường trực triển khai Đề án để tổng hợp, báo
cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố./.